Cán bộ hưu trí có được tăng lương hưu từ 01/7/2024 không khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27?
Cán bộ hưu trí có được tăng lương hưu từ 01/7/2024 khi cải cách tiền lương?
Việc cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 hiện nay là một vấn đề cấp thiết và đang được rất nhiều sự quan tâm. Cải cách tiền lương có tác động lớn đối với nhiều đối tượng cán bộ công chức viên chức, lực lượng vũ trang và cả người lao động trong doanh nghiệp.
Sáng 10/11/2023, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.
Theo đó, chính thức từ 01/7/2024, Nhà nước sẽ thực hiện đồng thời việc tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở cùng với cải cách tiền lương.
Do đó, cán bộ hưu trí có thể sẽ được tăng lương hưu từ khoảng thời gian này nếu thuộc nhóm đối tượng được điều chỉnh lương hưu trong quy định chính thức về lương hưu sắp tới.
> Có tiếp tục tăng lương hưu 20,8% khi cải cách?
> Đề xuất mức phụ cấp cao nhất cho cán bộ y tế
Cán bộ hưu trí có được tăng lương hưu từ 01/7/2024 không khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào cán bộ không được tăng lương hưu sau cải cách tiền lương?
Theo phân tích, có 02 trường hợp cán bộ không được tăng lương hưu sau cải cách tiền lương như sau:
(1) Trường hợp 01: Không thuộc đối tượng tăng lương hưu theo quy định
Như các quy định trước đây, khi điều chỉnh lương hưu thì không phải đối tượng nào cũng sẽ được tăng lương lưu.
Cụ thể, khi có văn bản chính thức về việc điều chỉnh tiền lương hưu, nội dung văn bản sẽ quy định rõ về đối tượng được điều chỉnh. Do vậy, nếu người tham gia BHXH không thuộc các đối tượng được điều chỉnh trong văn bản đó thì sẽ không được tăng lương hưu.
(2) Trường hợp 02: Không được tăng lương khi cải cách tiền lương
Đối chiếu Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, việc cải cách tiền lương sẽ thực hiện trên tinh thần là không làm giảm lương. Khi cải cách tiền lương 2024 làm tăng lương của các đối tượng tham gia BHXH thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của các đối tượng này cũng sẽ tăng.
Vì mức lương hưu được tính từ mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tỷ lệ hưởng lương hưu. Nên, nếu quy định về tỷ lệ hưởng lương hưu không thay đổi, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tăng -> mức lương hưu cũng sẽ tăng.
Theo những phân tích trên thì xét trong trường hợp cải cách tiền lương 2024 làm tăng lương, để được tăng lương hưu theo đợt cải cách tiền lương, người tham gia BHXH cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Đủ điều kiện hưởng lương hưu;
- Người tham gia BHXH phải nghỉ hưu sau thời điểm cải cách tiền lương và đã có khoảng thời gian hưởng mức lương tăng trước đó.
Cán bộ không đáp ứng các điều kiện nêu trên thì sẽ không được tăng lương hưu.
Lương hưu hiện nay được xác định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, việc tính lương hưu đối với người nghỉ hưu tham gia BHXH bắt buộc được thực hiện theo công thức sau:
Mức lương hưu hàng tháng | = | Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng | X | Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH |
Trong đó:
(1) Tỷ lệ hưởng lương hưu
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu như sau:
Năm nghỉ hưu | Tỷ lệ hưởng lương hưu | Số năm đóng BHXH tương ứng | Tỷ lệ cộng thêm |
Từ ngày 01/01/2016 đến trước ngày 01/01/2018 | 45% | 15 năm | Cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ. |
Từ ngày 01/01/2018 trở đi | 45% | - Lao động nữ: 15 năm - Lao động nam: + 16 năm nếu nghỉ hưu năm 2018; + 17 năm nếu nghỉ hưu năm 2019; + 18 năm nếu nghỉ hưu năm 2020; +19 năm nếu nghỉ hưu năm 2021; + 20 năm nếu nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi. | Cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%. |
Trong đó:
- Mức tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa là 75%.
- Khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu trường hợp thời gian đóng đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm; từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
- Trường hợp người lao động nghỉ hưu trước tuổi thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
(2) Mức lương bình quân đóng BHXH
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu được quy định tại Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần quy định tại Điều 62 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
a) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
b) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
c) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
d) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
đ) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
e) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
g) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
...
Như vậy, công thức tính lương hưu được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?