Cảnh sát có thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân không? Sự khác nhau giữa công an và cảnh sát thế nào?
Cảnh sát có thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân không?
Hiện nay, người ta vẫn gọi những người mang sắc phục, làm việc trong các đơn vị vũ trang nhân dân bằng những cách gọi khác nhau. Người thì gọi là "cảnh sát nhân dân", người thì gọi là "công an nhân dân".
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật Công an nhân dân 2018, quy định cụ thể như sau:
Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân
1. Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân bao gồm:
a) Bộ Công an;
b) Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
d) Công an xã, phường, thị trấn.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy.
3. Để đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập đồn, trạm Công an và đơn vị độc lập bố trí tại những địa bàn cần thiết.
Trong đó, Công an nhân dân chia thành 02 lực lượng là Cảnh sát nhân dân và An ninh nhân dân.
Theo đó, căn cứ theo quy định hệ thống tổ chức của Công an nhân dân bao gồm: Bộ Công an; Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Công an xã, phường, thị trấn.
Như vậy, cảnh sát là một lực lượng thuộc công an nhân dân và thuộc hệ thống tổ chức của công an nhân dân theo như quy định nêu trên.
Cảnh sát có thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân không? Sự khác nhau giữa công an và cảnh sát thế nào? (Hình từ internet)
Sự khác nhau giữa công an và cảnh sát thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Luật Công an nhân dân 2018 có thể thấy giữa công an và cảnh sát có những điểm khác nhau như sau:
Tiêu chí phân biệt | Công an | Cảnh sát |
Khái niệm | Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm. | Là một lực lượng thuộc Công an nhân dân. |
Vai trò, nhiệm vụ | Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội | Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm trong nước Ngoài ra, phát hiện nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm và kiến nghị biện pháp khắc phục tham gia giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng theo quy định của pháp luật |
Tổ chức | Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm. | Là lực lượng thuộc Công an nhân dân Lực lượng cảnh sát nhân dân được tổ chức theo hệ thống đơn vị hành chính và chịu sự chỉ huy tập trung, thống nhất của Bộ trưởng Bộ Công an. |
Tóm lại, khái niệm công an rộng hơn bao gồm 02 lực lượng an ninh và cảnh sát. Tùy vào nhiệm vụ, tính chất công việc mà có tên gọi riêng cho phù hợp.
Sĩ quan công an nhân dân có các chức vụ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân như sau:
Chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân
1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan Công an nhân dân bao gồm:
a) Bộ trưởng Bộ Công an;
b) Cục trưởng, Tư lệnh;
c) Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Trưởng phòng; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng;
đ) Đội trưởng; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng;
e) Đại đội trưởng;
g) Trung đội trưởng;
h) Tiểu đội trưởng.
2. Chức vụ tương đương với chức vụ quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này và chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
3. Chức danh nghiệp vụ và tiêu chuẩn các chức danh nghiệp vụ của sĩ quan Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định theo quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì chức vụ của sĩ quan công an nhân dân gồm có như sau:
- Bộ trưởng Bộ Công an;
- Cục trưởng, Tư lệnh;
- Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Trưởng phòng; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng;
- Đội trưởng; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng;
- Đại đội trưởng;
- Trung đội trưởng;
- Tiểu đội trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?