Canoeing là gì? Canoeing Olympics 2024 Việt Nam ai sẽ tham dự? Huy chương vàng Olympic Paris 2024 nhận được bao nhiêu tiền?
Canoeing là gì? Canoeing Olympics 2024 Việt Nam ai sẽ tham dự?
Canoeing được gọi là đua xuồng canoe hoặc đua xuồng kayak) là một môn thể thao hay hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời bao gồm chèo một chiếc xuồng với một mái chèo đơn.
Thế vận hội Olympic là sự kiện thể thao lớn nhất thế giới, hội tụ các vận động viên khắp thể giới tranh tài với nhau thông qua các bộ môn thể thao.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký ban hành Quyết định 1831/QĐ-BVHTTDL năm 2024 tại đây về việc thành lập Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự Thế vận hội Olympic mùa hè lần thứ 33 tại thủ đô Paris (Pháp).
Tại Điều 1 Quyết định 1831/QĐ-BVHTTDL năm 2024 tại đây quy định tổ chức thế vận hội Olympic Paris 2024 như sau:
Điều 1: Thành lập Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự Thế vận hội mùa hè (Olympic) lần thứ 33 tổ chức tại Paris, Pháp từ ngày 17 tháng 7 đến ngày 12 tháng 8 năm 2024 gồm 39 thành viên (danh sách kèm theo).
Theo đó thế vận hội Olympic Paris 2024 tổ chức tại Paris, Pháp từ ngày 17 tháng 7 đến ngày 12 tháng 8 năm 2024.
Theo đó, Đoàn Thể thao Việt Nam gồm 39 thành viên (trong đó có 1 trưởng đoàn, 32 VĐV, HLV và chuyên gia, 2 bác sĩ, 4 cán bộ đoàn).
Xem chi tiết các VĐV Việt Nam thi đấu Olympic 2024 tại đây:
Xem chi tiết danh sách Các VĐV Việt Nam thi đấu Olympic Paris 2024 tại đây.
Theo danh sách trên, VĐV Nguyễn Thị Hương sẽ đại diện Việt Nam thi đấu môn Canoeing Olympics 2024 tại Olympic Paris 2024.
Canoeing là gì? Canoeing Olympics 2024 Việt Nam ai sẽ tham dự? (Hình từ Internet)
Huy chương vàng Olympic Paris 2024 nhận được bao nhiêu tiền?
Tại Phụ lục I quy định mức tiền thưởng đối với vận động viên lập thành tích tại các đại học, giải thi đấu thể thao quốc tế ban hành kèm theo Nghị định 152/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT | Tên cuộc thi | HCV | HCB | HCĐ | Phá kỷ lục |
I | Đại hội thể thao | ||||
1 | Đại hội Olympic | 350 | 220 | 140 | +140 |
2 | Đại hội Olympic trẻ | 80 | 50 | 30 | +30 |
3 | Đại hội thể thao châu Á | 140 | 85 | 55 | +55 |
4 | Đại hội thể thao Đông Nam Á | 45 | 25 | 20 | +20 |
II | Giải vô địch thế giới từng môn | ||||
1 | Nhóm I | 175 | 110 | 70 | +70 |
2 | Nhóm II | 70 | 40 | 30 | +30 |
3 | Nhóm III | 45 | 25 | 20 | +20 |
III | Giải vô địch châu Á từng môn | ||||
1 | Nhóm I | 70 | 40 | 30 | +30 |
2 | Nhóm II | 45 | 25 | 20 | +20 |
3 | Nhóm III | 30 | 15 | 10 | +10 |
IV | Giải vô địch Đông Nam Á từng môn thể thao | ||||
1 | Nhóm I | 40 | 20 | 15 | +15 |
2 | Nhóm II | 30 | 15 | 10 | +10 |
3 | Nhóm III | 20 | 12 | 8 | +8 |
V | Đại hội Thể thao khác | ||||
1 | Đại hội thể thao quy mô Thế giới khác | 70 | 40 | 30 | +30 |
2 | Đại hội thể thao quy mô châu Á khác | 30 | 15 | 10 | +10 |
Theo đó, mức tiền thưởng đối với vận động viên đạt huy chương Olympic vàng, đồng, bạc như sau:
(1) Đại hội Olympic:
+ Huy chương Vàng: 350.000.000 triệu đồng
+ Huy chương Bạc: 220.000.000 triệu đồng
+ Huy chương Đồng: 140.000.000 triệu đồng
* Nếu phá kỷ lục thì: + thêm 140.000.000 triệu đồng.
(1) Đại hội Olympic trẻ:
+ Huy chương Vàng: 80.000.000 triệu đồng
+ Huy chương Bạc: 50.000.000 triệu đồng
+ Huy chương Đồng: 30.000.000 triệu đồng
* Nếu phá kỷ lục thì: + thêm 30.000.000 triệu đồng.
Theo quy định trên, huy chương vàng Olympics Paris 2024 nhận được 350.000.0000 đồng.
Các vận động viên của Việt Nam tham dự Thế vận hội Olympic lần thứ 33 do cơ quan nào đề xuất tuyển chọn?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy chế Quản lý đội tuyển thể thao quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 377/2004/QĐ-UBTDTT như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban Olympic Việt Nam, các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao quốc gia
1. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao xây dựng kế hoạch quản lý và sử dụng các đội tuyển thể thao quốc gia.
2. Đề xuất việc tuyển chọn vận động viên, huấn luyện viên các đội tuyển thể thao quốc gia tham dự các đại hội thể thao khu vực, châu lục, Thế vận hội Olympic và các giải thể thao quốc tế khác. Tiến hành các thủ tục đăng ký thi đấu cho vận động viên các đội tuyển thể thao quốc gia theo đúng quy định của quốc tế.
3. Kiến nghị với các tổ chức thể thao quốc tế, khu vực, châu lục về những vấn đề có liên quan đến công tác tổ chức, quản lý, sử dụng đào tạo vận động viên các đội tuyển thể thao quốc gia của Việt Nam.
4. Phối hợp, tham gia chỉ đạo Hội đồng huấn luyện viên trong các mặt: công tác tuyển chọn vận động viên; xây dựng kế hoạch huấn luyện, chương trình thi đấu, tập huấn tại các trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia.
5. Khai thác mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước; thiết lập các mối quan hệ quốc tế với các tổ chức thể thao đã được nhà nước cho phép; tìm những biện pháp đầu tư có trọng điểm tài trợ cho các đội tuyển thể thao quốc gia để góp phần phát triển và nâng cao thành tích, kỷ lục của các vận động viên.
6. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước và quốc tế khen thưởng và xử lý kỷ luật vận động viên theo quy định của pháp luật và các Điều ước quốc tế về thể dục thể thao mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia ký kết.
Theo đó, các vận động viên của Việt Nam tham dự Thế vận hội Olympic lần thứ 33 tổ chức tại Pháp do Ủy ban Olympic Việt Nam, các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao quốc gia đề xuất việc tuyển chọn.
Đồng thời, chịu trách nhiệm tiến hành các thủ tục đăng ký thi đấu cho vận động viên các đội tuyển thể thao quốc gia theo đúng quy định của quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?