Cập nhật mức đóng BHXH, BHYT, BHTN từ tháng 10/2022? Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc từ tháng 10/2022?
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp từ tháng 10/2022 là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc Làm thì người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương tháng của người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, tại Nghị quyết 116/NQ-CP và Quyết định 28/2021/QĐ-TTg thì:
Giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Thêm vào đó, thời gian thực hiện giảm mức đóng: 12 tháng, kể từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022.
Như vậy, người sử dụng lao động thuộc trường hợp giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% đến hết ngày 30/9/2022. Đồng nghĩa với việc từ ngày 01/10/2022 sẽ tăng mức đóng BHTN trở lại 1% như trước đây.
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, BHTN, BHYT của người lao động Việt Nam từ ngày 01/10/2022
Căn cứ theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, Nghị định 58/2020/NĐ-CP, Nghị quyết 116/NQ-CP năm 2021 quy định về mức đóng BHXH bắt buộc của người lao động Việt Nam từ ngày 01/10/2022 như sau:
Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là (0.3%).
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, BHTN, BHYT của người lao động nước ngoài từ ngày 01/10/2022
Theo hướng dẫn tại Nghị định 143/2018/NĐ-CP và Thông báo 4447/TB-BHXH năm 2021, người lao động là công nước ngoài làm việc tại Việt Nam đóng bảo hiểm bao gồm mức đóng BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí (HT); quỹ ốm đau, thai sản (ÔĐ-TS); quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN); bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và bảo hiểm y tế (BHYT) từ ngày 01/10/2022 với tỷ lệ như sau:
Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là (0.3%).
Như vậy, từ ngày 01/10/2022 thì mức đóng các loại bảo hiểm của người lao động nước ngoài nêu trên vẫn không có sự thay đổi với so trước đây (từ 01/7/2022).
Công ty trốn đóng BHXH bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp có hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử phạt như sau:
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
Ngoài ra, bị buộc phải đóng đủ số tiền BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan BHXH; Bị buộc nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian trốn đóng.
Theo Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015 thì mức phạt hình sự đối với hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc như sau:
Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;
d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;
c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?