Cầu phao công binh là gì? Quy định về việc qua cầu phao? Thứ tự ưu tiên qua cầu phao quy định ra sao?
Cầu phao công binh là gì?
>> Mã QR chuyển khoản ủng hộ đồng bào miền Bắc của MTTQ Việt Nam
>> STK Vietin Bank, Vietcom Bank của MTTQVN
Để biết được thông tin "Cầu phao công binh là gì? Quy định về việc qua cầu phao như thế nào? Thứ tự ưu tiên qua cầu phao quy định ra sao?" tham khảo các quy định dưới đây:
Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9859 : 2013 định nghĩa về cầu phao như sau:
Cầu phao (Floating Bridge): Các cầu nổi trên mặt nước có kết cấu như xà lan hoặc phao nâng đỡ hệ bản mặt cầu và các tải trọng động tác dụng lên cầu phao.
Bến cầu phao (Floating Bridge Berth): Kết cấu bến phao thường dùng đối với vùng sông có địa hình đáy sâu khi phà không thể trực tiếp cập bờ vào bến.
Bên cạnh đó, tại Tiêu chuẩn ngành 22TCN 86:1986 về quy trình thiết bến phà, bến cầu phao đường bộ quy định như sau:
1-1. Phà, cầu phao là các phương tiện cho xe và người vượt qua dòng nước khi tuyến đường chưa có phương tiện khác hoặc do yêu cầu riêng biệt. Bến phà, bến cầu phao chủ yếu là đường lên xuống mặt bến phà và các công trình phục vụ cho việc qua sông được an toàn nhanh chóng. Đối tượng của quy trình này nhằm chủ yếu cho việc thiết kế bến để phà canô lai dắt cập vào bến dốc và cầu phao bắc vào mố cầu.
Theo đó, cầu phao là các phương tiện cho xe và người vượt qua dòng nước khi tuyến đường chưa có phương tiện khác hoặc do yêu cầu riêng biệt.
Bến cầu phao chủ yếu là đường lên xuống mặt bến phà và các công trình phục vụ cho việc qua sông được an toàn nhanh chóng.
Theo đó, cầu phao công binh được hiểu như sau:
Bộ đội Công binh Việt Nam trong chiến đấu, bảo đảm vượt sông cho các đơn vị binh khí kỹ thuật hạng nặng như xe tăng - thiết giáp, pháo binh, tên lửa, để thực hiện được nhiệm vụ trên, Bộ đội Công binh Việt Nam đã được trang bị nhiều bộ cầu phao PMP vượt sông đặc chủng thuộc loại hiện đại nhất thế giới.
Bộ cầu nổi PMP được thiết kế nhằm đảm bảo vượt sông cho các đơn vị binh khí kỹ thuật hạng nặng như xe tăng T-72/90, tên lửa đất đối đất Iskander, pháo phản lực BM-30,… hoặc các phương tiện có tổng trọng tải tới 60 tấn.
Ngoài ra, từ các đốt ngoài khơi và đốt mố, bộ cầu PMP có thể ghép thành các phà với tải trọng từ 20 tới 150 tấn.
Cầu phao PMP được trang bị phổ biến cho lục quân các nước thuộc Khối Hiệp ước Warsaw và được xuất khẩu tới nhiều quốc gia khác trong đó có Việt Nam.
*Lưu ý: Thông tin trên mang tính chất tham khảo
Cầu phao công binh là gì? Quy định về việc qua cầu phao như thế nào? Thứ tự ưu tiên qua cầu phao quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Quy định về việc qua cầu phao? Thứ tự ưu tiên qua cầu phao quy định ra sao?
Tại Điều 23 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về việc qua cầu phao như sau:
Qua phà, qua cầu phao
1. Khi đến bến phà, cầu phao, các xe phải xếp hàng trật tự, đúng nơi quy định, không làm cản trở giao thông.
2. Khi xuống phà, đang ở trên phà và khi lên bến, mọi người phải xuống xe, trừ người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, người bệnh, người già yếu và người khuyết tật.
3. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải xuống phà trước, xe thô sơ, người đi bộ xuống phà sau; khi lên bến, người đi bộ lên trước, các phương tiện giao thông lên sau theo hướng dẫn của người điều khiển giao thông.
4. Thứ tự ưu tiên qua phà, qua cầu phao quy định như sau:
a) Các xe được quyền ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này;
b) Xe chở thư báo;
c) Xe chở thực phẩm tươi sống;
d) Xe chở khách công cộng.
Trong trường hợp các xe cùng loại ưu tiên đến bến phà, cầu phao thì xe nào đến trước được qua trước.
Theo quy định trên, thứ tự ưu tiên qua cầu phao như sau:
- Các xe được quyền ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008.
- Xe chở thư báo
- Xe chở thực phẩm tươi sống
- Xe chở khách công cộng.
Xe ưu tiên là xe nào?
Tại khoản 1 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về quyền ưu tiên của của một số loại xe:
Quyền ưu tiên của một số loại xe
1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:
a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
đ) Đoàn xe tang.
2. Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.
3. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.”
Theo đó, xe ưu tiên gồm xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ, xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường, xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu, xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật, đoàn xe tang.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?