Chấm dứt hoạt động chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp nào?
- Hoạt động chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam được quy định thế nào?
- Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp nào?
- Áp dụng biện pháp kiểm soát đối với Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam như thế nào?
Hoạt động chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam được quy định thế nào?
Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài sẽ gọi chung là chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
Nôi dung hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam được quy định theo Điều 63 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
- Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm;
- Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
- Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;
- Hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Bên cạnh đó, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chỉ được phép kinh doanh một loại hình bảo hiểm theo quy định, trừ các trường hợp sau đây:
- Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh bảo hiểm sức khỏe;
- Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài kinh doanh các sản phẩm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe có thời hạn từ 01 năm trở xuống và các sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử vong có thời hạn từ 01 năm trở xuống;
- Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử vong có thời hạn từ 01 năm trở xuống.
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, khi thành lập chi nhánh tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 Điều 67 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 sau đây:
(1) Có trụ sở chính tại quốc gia mà Việt Nam và quốc gia đó đã ký kết các điều ước quốc tế, trong đó có thỏa thuận về thành lập chi nhánh tại Việt Nam; cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính đã ký kết thỏa thuận quốc tế với Bộ Tài chính Việt Nam về quản lý, giám sát hoạt động của chi nhánh;
(2) Được cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính cho phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam để hoạt động trong phạm vi các nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp được phép kinh doanh;
(3) Có ít nhất 07 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dự kiến đề nghị cấp giấy phép thực hiện tại Việt Nam;
(4) Có tổng tài sản tối thiểu không thấp hơn 02 tỷ Đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động và thay đổi phù hợp với từng thời kỳ;
(5) Hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ và đáp ứng các điều kiện về tài chính theo quy định của Chính phủ;
(6) Cam kết bảo đảm và chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
Chấm dứt hoạt động chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp nào? (Hình ảnh từ Internet)
Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp nào?
Quy định tại Điều 115 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 về giải thể doanh nghiệp bảo hiểm như sau:
Giải thể doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chấm dứt hoạt động chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm giải thể; chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động trong trường hợp sau đây:
a) Tự nguyện đề nghị giải thể, chấm dứt hoạt động;
b) Khi hết thời hạn hoạt động quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động;
c) Bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động quy định tại các điểm a, b, d và e khoản 1 Điều 75 của Luật này;
d) Chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam không khắc phục được tỷ lệ an toàn vốn sau thời gian áp dụng biện pháp kiểm soát;
đ) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam sẽ bị chấm dứt hoạt động khi thuộc một trong những trường hợp nêu trên.
Áp dụng biện pháp kiểm soát đối với Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam như thế nào?
Quy định tại Điều 113 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, việc áp dụng biện pháp kiểm soát được thực hiện như sau:
Biện pháp kiểm soát
1. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có tỷ lệ an toàn vốn ở mức phải áp dụng biện pháp kiểm soát, Bộ Tài chính xem xét, quyết định ban hành văn bản áp dụng biện pháp kiểm soát và gửi văn bản áp dụng biện pháp kiểm soát đến doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
2. Bộ Tài chính thông báo về việc áp dụng biện pháp kiểm soát đến các chủ thể sau đây:
a) Chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài có thẩm quyền quản lý công ty sở hữu 100% vốn điều lệ, vốn được cấp của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
...
Theo đó, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải có tỷ lệ an toàn vốn ở mức phải áp dụng biện pháp kiểm soát thì Bộ Tài chính xem xét quyết định ban hành và gửi văn bản áp dụng biện pháp kiểm soát đến chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?