Chậm gửi báo cáo định kỳ trong hoạt động kiểm toán trên 2 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bộ Tài chính gửi Kiểm toán nhà nước dự toán kinh phí vào thời điểm nào?
Chậm gửi báo cáo định kỳ trong hoạt động kiểm toán trên 2 tháng bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại Điều 8 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước 2023 quy định về xử phạt hành vi chậm gửi báo cáo định kỳ như sau:
Hành vi vi phạm quy định về gửi báo cáo định kỳ
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi chậm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý đến 15 ngày so với thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chậm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý từ trên 15 ngày đến 30 ngày so với thời hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chậm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý từ trên 30 ngày đến 60 ngày so với thời hạn quy định.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi chậm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý từ trên 60 ngày trở lên so với thời hạn quy định.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi từ chối gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước.
Như vậy theo quy định trên mức phạt tiền đối với hành vi chậm gửi báo cáo định kỳ trong hoạt động kiểm toán như sau:
- Đối với hành vi chậm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý đến 15 ngày so với thời hạn quy định: bị phạt cảnh cáo.
- Đối với hành vi chậm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý từ trên 15 ngày đến 30 ngày so với thời hạn quy định: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
- Đối với hành vi chậm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý từ trên 30 ngày đến 60 ngày so với thời hạn quy định: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
- Đối với hành vi chậm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý từ trên 60 ngày trở lên so với thời hạn quy định: phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Theo đó, sẽ bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng nếu như chậm gửi báo cáo định kỳ trong hoạt động kiểm toán từ 02 tháng trở lên.
Chậm gửi báo cáo định kỳ trong hoạt động kiểm toán trên 2 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bộ Tài chính gửi Kiểm toán nhà nước dự toán kinh phí vào thời điểm nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn gửi Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là khi nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Quyết định 03/2019/QĐ-KTNN quy định như sau:
Gửi Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách
1. Các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách trung ương gửi Báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý đến Kiểm toán nhà nước trước ngày 01 tháng 10 năm sau.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Gửi báo cáo quyết toán ngân sách địa phương đến Kiểm toán nhà nước trước ngày 01 tháng 10 năm sau.
b) Gửi quyết toán ngân sách địa phương đến Kiểm toán nhà nước chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.
3. Bộ Tài chính gửi Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước đến Kiểm toán nhà nước chậm nhất 14 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách.
4. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, công ty mẹ, tổng công ty nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối:
a) Kết thúc năm tài chính, các đơn vị lập và gửi Báo cáo tài chính, Báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý đến Kiểm toán nhà nước trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
b) Các trường hợp có quy định khác về thời điểm lập, phát hành Báo cáo tài chính và Báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thực hiện gửi Báo cáo tài chính, Báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách cho Kiểm toán nhà nước sau thời điểm lập và phát hành theo các quy định riêng.
Như vậy theo quy định trên thời hạn gửi Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
- Đối với báo cáo quyết toán ngân sách địa phương đến Kiểm toán nhà nước gửi trước ngày 01 tháng 10 năm sau.
- Đối với quyết toán ngân sách địa phương đến Kiểm toán nhà nước gửi chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.
Bộ Tài chính gửi Kiểm toán nhà nước dự toán kinh phí vào thời điểm nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Quyết định 03/2019/QĐ-KTNN quy định như sau:
Gửi dự toán kinh phí
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các đơn vị dự toán cấp I của ngân sách trung ương:
a) Gửi Quyết định giao dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương; Quyết định giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước về Kiểm toán nhà nước chậm nhất 5 ngày làm việc sau khi được Quốc hội thông qua.
b) Gửi các Quyết định giao dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ Kế hoạch vốn của Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Kiểm toán nhà nước chậm nhất 5 ngày làm việc sau khi ban hành.
c) Gửi các quyết định giao, phân bổ kế hoạch vốn, dự toán kinh phí năm sau, các quyết định điều chỉnh hoặc bổ sung trong năm (nếu có) cho Kiểm toán nhà nước chậm nhất 5 ngày làm việc sau khi ban hành.
2. Bộ Tài chính gửi Kiểm toán nhà nước:
a) Kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn sau trước ngày 20 tháng 10 năm thứ năm của kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn trước.
b) Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội cuối năm.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Quyết định giao Kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn sau đến Kiểm toán nhà nước chậm nhất 5 ngày làm việc sau khi được ban hành.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi các quyết định giao, phân bổ kế hoạch vốn, dự toán kinh phí năm sau và các quyết định điều chỉnh hoặc bổ sung trong năm (nếu có) đến Kiểm toán nhà nước chậm nhất 5 ngày làm việc sau khi được ban hành.
5. Các Doanh nghiệp nhà nước, Công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối: Gửi các quyết định dự toán kinh phí năm sau và các quyết định điều chỉnh hoặc bổ sung trong năm (nếu có) cho Kiểm toán nhà nước chậm nhất 5 ngày làm việc sau khi được ban hành.
Như vậy theo quy định trên Bộ Tài chính gửi Kiểm toán nhà nước dự toán kinh phí vào thời điểm sau đây:
- Đối với Kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn sau trước ngày 20 tháng 10 năm thứ năm của kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn trước.
- Đối với Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội cuối năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?