Chậm nhất vào ngày 30/9/2022, hoàn thành việc cấp thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử? Bỏ sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy từ 01/01/2023?
- Giải pháp thực hiện hoạt động chất vấn trong lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội về việc hoàn thành cấp thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử?
- Giải pháp thực hiện hoạt động chất vấn trong lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội về việc bỏ sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy?
- Giải pháp thực hiện hoạt động chất vấn trong lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội về việc quản lý chặt chẽ thông tin trên Internet, mạng xã hội?
Giải pháp thực hiện hoạt động chất vấn trong lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội về việc hoàn thành cấp thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử?
Tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Nghị quyết 572/NQ-UBTVQH15 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tập trung thực hiện như sau:
Chậm nhất là ngày 30/9/2022, hoàn thành việc cấp thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử theo yêu cầu của công dân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, bảo đảm dữ liệu khi đưa vào khai thác phải chính xác, đầy đủ và kịp thời.
Đẩy mạnh ứng dụng tài khoản định danh điện tử trong thực hiện các dịch vụ công trực tuyến; tiếp tục triển khai tích hợp thông tin, ứng dụng thẻ căn cước công dân trên các lĩnh vực, góp phần giảm bớt các giấy tờ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.
Như vậy, tại phiên họp 14 đã đề ra giải pháp, nhiệm vụ thực hiện hoạt động chất vấn trong lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội về việc hoàn thành cấp thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử thực hiện theo Nghị quyết nêu trên.
Chậm nhất vào ngày 30/9/2022, hoàn thành việc cấp thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử? Bỏ sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy từ 01/01/2023? (Hình từ Internet)
Giải pháp thực hiện hoạt động chất vấn trong lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội về việc bỏ sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy?
Theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Nghị quyết 572/NQ-UBTVQH15 2022, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ cần đẩy mạnh thực hiện các nội dung bảo đảm thực hiện đúng tiến độ việc bỏ sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy bắt đầu từ 01/01/2023 theo đúng quy định tại Luật Cư trú (sửa đổi). Nghiên cứu để có giải pháp cấp giấy tờ tùy thân tạm thời cho người dân di cư tự do, nhất là khu vực Tây Nguyên.
Tăng cường nắm tình hình, phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý của các bộ, ngành, địa phương và hoạt động của các tập đoàn, công ty kinh doanh dịch vụ có thu thập thông tin cá nhân để có biện pháp phòng ngừa kịp thời.
Trong tháng 9/2022, ban hành văn bản hướng dẫn và triển khai thực hiện việc trao đổi thông tin, dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân và các hệ thống thông tin, kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, các bộ, ngành, địa phương, bảo đảm quyền khai thác thông tin của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật, nâng cao hiệu quả quản trị xã hội, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện các dịch vụ công phục vụ Nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng thời, khẩn trương phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, hộ chiếu theo mẫu mới của công dân Việt Nam, chủ động tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân khi làm thủ tục xin thị thực vào các nước.
Như vậy, giải pháp thực hiện hoạt động chất vấn trong lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội về việc bỏ sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy phải được thực hiện theo đúng tiến độ và quy định nêu trên.
Giải pháp thực hiện hoạt động chất vấn trong lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội về việc quản lý chặt chẽ thông tin trên Internet, mạng xã hội?
Cũng tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Nghị quyết 572/NQ-UBTVQH15 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ phối hợp quản lý chặt chẽ thông tin trên Internet, mạng xã hội trên cơ sở luật pháp và các cam kết quốc tế.
Sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về quản lý, sử dụng Internet, mạng xã hội, báo chí. Chủ động đấu tranh, ngăn chặn, triệt phá, vô hiệu hóa thông tin xấu, độc, các cá nhân, tổ chức đưa tin giả, tin sai sự thật, xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc, phá hoại quan hệ quốc tế của đất nước.
Đồng thời, hoàn thiện và thực hiện bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng, yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet quản lý chặt chẽ thông tin trên không gian mạng.
Xử lý căn cơ tình trạng sim rác; các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới tại Việt Nam tuân thủ, chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật Việt Nam trên lĩnh vực bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng, bóc gỡ các video clip, thông tin sai sự thật trên không gian mạng, nhất là trên các nền tảng xuyên biên giới.
Chú trọng làm tốt công tác thông tin, truyền thông, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số cho công dân, nghiên cứu đưa vào nhà trường giáo dục về kỹ năng số.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?