Chào giá trực tuyến thông thường được thực hiện theo quy trình nào theo hướng dẫn tại Nghị định 24/2024/NĐ-CP?
Chào giá trực tuyến thông thường được thực hiện theo quy trình nào theo hướng dẫn tại Nghị định 24/2024/NĐ-CP?
Quy trình chào giá trực tuyến thông thường được hướng dẫn tại Điều 100 Nghị định 24/2024/NĐ-CP như sau:
Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu
Việc lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 Nghị định 24/2024/NĐ-CP. Đối với gói thầu có giá gói thầu dưới 05 tỷ đồng, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 05 ngày làm việc kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu.
Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu
Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Bước 3: Đánh giá hồ sơ dự thầu và tổ chức chào giá trực tuyến
- Việc đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Điều 97 Nghị định 24/2024/NĐ-CP
- Danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được thẩm định, phê duyệt. Trên cơ sở danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, bên mời thầu gửi thông báo mời tham gia chào giá trực tuyến Trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đến các nhà thầu có tên trong danh sách trong thời hạn tối thiểu 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm bắt đầu chào giá trực tuyến.
Thông báo mời tham gia chào giá trực tuyến bao gồm các nội dung sau: thời điểm bắt đầu chào giá trực tuyến; nguyên tắc xếp hạng nhà thầu, bao gồm cả công thức toán học được sử dụng trong quá trình chào giá trực tuyến (nếu có) để tự động xếp hạng nhà thầu trên cơ sở mức giá nhà thầu chào cùng với các yếu tố khác trong phiên chào giá trực tuyến; bước giá (mức chênh lệch tối thiểu của lần chào giá sau so với lần chào giá trước liền kề); thời điểm kết thúc chào giá trực tuyến; các thông tin liên quan khác (nếu có);
- Nhà thầu quyết định việc tham gia chào giá trực tuyến theo thông báo của bên mời thầu. Trường hợp nhà thầu được mời tham gia chào giá trực tuyến nhưng không tham gia thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu sẽ tiếp tục được đánh giá về tài chính căn cứ theo hồ sơ dự thầu đã nộp trước thời điểm đóng thầu.
Bước 4: Ghi nhận kết quả chào giá trực tuyến
- Nhà thầu tham gia chào giá trực tuyến trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Thời gian chào giá trực tuyến tối thiểu là 03 giờ kể từ thời điểm bắt đầu chào giá trực tuyến;
- Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia ghi nhận giá chào cuối cùng của từng nhà thầu tại thời điểm kết thúc chào giá trực tuyến và danh sách xếp hạng nhà thầu;
- Việc xét duyệt trúng thầu thực hiện theo quy định tại Điều 61 Luật Đấu thầu 2023 căn cứ vào giá dự thầu và các yếu tố ngoài giá (nếu có) tại thời điểm kết thúc chào giá trực tuyến của nhà thầu xếp thứ nhất.
Bước 5: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu
Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Bước 6: Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và các tài liệu liên quan khác. Việc hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 32 và Điều 33 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Chào giá trực tuyến thông thường được thực hiện theo quy trình nào theo hướng dẫn tại Nghị định 24/2024/NĐ-CP?
Chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường được áp dụng trong các trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thì chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
- Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
- Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng; có sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp; tiêu chuẩn đánh giá quan trọng nhất là giá, không có hoặc ít có yếu tố tác động của chi phí vòng đời;
- Nhóm hàng hóa, dịch vụ có thể áp dụng chào giá trực tuyến bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng cơ bản (quặng sắt, cốt liệu đường, vật liệu xây dựng, ống đồng và các nguyên liệu khác); thiết bị công nghệ thông tin đã được chuẩn hóa gồm máy tính, hộp mực, các modem và các thiết bị khác; giấy in, giấy photocopy, vật tư đơn giản, bóng đèn; mua quyền sử dụng phần mềm thương mại; năng lượng, than hoặc khí đốt; hóa chất; dịch vụ vận chuyển; dịch vụ vệ sinh; dịch vụ bảo trì; các hàng hóa, dịch vụ khác đáp ứng quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 98 Nghị định 24/2024/NĐ-CP
Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư theo Nghị định 23/2024/NĐ-CP thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 23/2024/NĐ-CP thì mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư gồm có như sau:
(1) Mức ưu đãi 5% khi đánh giá hồ sơ dự thầu áp dụng với:
Nhà đầu tư có giải pháp ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với dự án thuộc nhóm có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
(2) Mức ưu đãi 2% khi đánh giá hồ sơ dự thầu áp dụng với:
Nhà đầu tư cam kết chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao hoặc thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?