Chào hàng trong thương mại quốc tế là gì? Quy định chào hàng, chấp nhận chào hàng trong thương mại quốc tế như thế nào?

Tôi muốn hỏi chào hàng trong thương mại quốc tế là gì? Quy định chào hàng, chấp nhận chào hàng trong thương mại quốc tế như thế nào? Chị Linh (Hà Tĩnh) thắc mắc.

Chào hàng trong thương mại quốc tế là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế 1980 thì chào hàng là một đề nghị ký kết hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác định nếu có đủ sự chính xác về hàng hóa và chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp có sự chấp nhận chào hàng đó.

Trong đó, một đề nghị được xem là đủ sự chính xác khi nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng về giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy định thể thức xác định những yếu tố này.

Chấp nhận chào hàng trong thương mại quốc tế là gì?

Về chấp nhận chào hàng trong thương mại quốc tế thì tại khoản 1 Điều 18 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế 1980 quy định chấp nhận chào hàng của người được chào hàng chỉ có giá trị pháp lý chỉ khi thể hiện bằng một lời tuyên bố hay một hành vi khác cho thấy sự đồng ý của mình đối với chào hàng đó.

Theo đó, sự im lặng hoặc không có sự hành động của người được chào hàng sẽ không được xem mặc nhiên là chấp nhận sự chào hàng đó.

Chào hàng trong thương mại quốc tế là gì? Quy định chào hàng, chấp nhận chào hàng trong thương mại quốc tế như thế nào?

Chào hàng trong thương mại quốc tế là gì? Quy định chào hàng, chấp nhận chào hàng trong thương mại quốc tế như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy định chào hàng, chấp nhận chào hàng trong thương mại quốc tế như thế nào?

Quy định chào hàng trong thương mại quốc tế

Giá trị pháp lý của chào hàng

Về giá trị pháp lý của chào hàng trong thương mại quốc tế thì tại khoản 1 Điều 15 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế 1980 quy định rằng chào hàng có giá trị pháp lý khi lời đề nghị đó tới nơi của người được chào hàng và sẽ bị ràng buộc nghĩa vụ của mình bởi những điều cam kết của mình trong chào hàng đối với người được chào hàng

Tuy nhiên, các trường hợp chào hàng sau đây sẽ không giá trị pháp lý ràng buộc với người chào hàng cụ thể:

- Chào hàng không đến tay người được chào hàng

- Người chào hàng nhận được thông báo việc từ chối chào hàng của người được chào hàng được quy định tại Điều 17 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980: Chào hàng, dù là loại không hủy ngang, sẽ mất hiệu lực khi người chào hàng nhận được thông báo về việc từ chối chào hàng.

- Thông báo hủy chào hàng đến tay người được chào hàng trước hoặc cùng một lúc với chào hàng được quy định tại khoản 2 Điều 15 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980: Chào hàng dù là loại chào hàng không hủy ngang vẫn có thể bị hủy nếu như thông báo về việc hủy chào hàng đến người được chào hàng trước hoặc cùng lúc với chào hàng.

- Thông báo việc hủy chào hàng tới tay người được chào hàng trước khi người này gửi chấp nhận chào hàng quy định tại khoản 1 Điều 16 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980: Cho tới khi hợp đồng được giao kết, người chào hàng vẫn có thể hủy ngang chào hàng, nếu người được chào hàng nhận được thông báo về việc hủy ngang trước khi người này gửi thông báo chấp nhận chào hàng.

Các trường hợp chào hàng không bị hủy bỏ

Đối với quy định về trường hợp chào hàng không bị hủy bỏ thì tại khoản 2 Điều 16 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế 1980 quy định:

- Nếu chào hàng chỉ rõ bằng cách ấn định một thời hạn xác định để chấp nhận hay bằng cách khác sẽ không thể bị hủy bỏ.

- Nếu trong trường hợp người chào hàng quy định trong chào hàng rằng chào hàng sẽ không thể bị hủy bỏ thì người chào hàng không thể viện vào bất cứ lý do gì để thoát khỏi trách nhiệm của mình đối với nội dung chào hàng.

- Nếu người được chào hàng đã coi chào hàng là loại chào hàng không thể bị hủy bỏ là hợp lý và người được chào hàng đã hành động một cách hợp lý.

Quy định chấp nhận chào hàng trong thương mại quốc tế

Hiệu lực chấp nhận chào hàng

Khoản 2 Điều 18 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế 1980 quy định về hiệu lực chấp nhận chào hàng như sau:

- Chấp nhận chào hàng có hiệu lực từ khi người chào hàng nhận được chấp nhận. Chấp thuận chào hàng không phát sinh hiệu lực nếu sự chấp nhận ấy không được gửi tới người chào hàng trong thời hạn mà người này đã quy định trong chào hàng.

- Nếu thời hạn đó không được quy định như vậy, thì trong một thời hạn hợp lý, xét theo các tình tiết của sự giao dịch, trong đó có xét đến tốc độ của các phương tiện liên lạc do người chào hàng sử dụng. Một chào hàng bằng miệng phải được chấp nhận ngay trừ phi các tình tiết bắt buộc ngược lại.

Hủy bỏ chấp nhận chào hàng

Về việc hủy bỏ chấp nhận chào hàng thì tại Điều 22 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế 1980 quy định rằng chấp nhận chào hàng có thể bị hủy bỏ nếu thông báo về việc hủy chào hàng tới nơi người chào hàng trước hoặc cùng một lúc khi chấp nhận có hiệu lực.

Khi đó, quy định hủy bỏ chấp nhận chào hàng này chỉ được áp dụng khi mà trước đó người được chào hàng đã chấp nhận chào hàng và đưa một thông báo chính thức bằng văn bản đối với người chào hàng nhưng ngay sau đó họ đã thay đổi quyết định của mình là không chấp nhận chào hàng và gửi thông báo hủy cho người chào hàng.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Thương mại quốc tế
Mua bán hàng hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tải về mẫu hợp đồng môi giới mua bán hàng hóa mới nhất hiện nay? Môi giới mua bán hàng hóa là gì?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo tình hình xuất khẩu, nhập khẩu vnd tiền mặt và lak tiền mặt mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp có bắt buộc phải lập hợp đồng bằng văn bản khi giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ không?
Pháp luật
Mẫu Đơn đặt hàng mới nhất? Tải về file Word và Excel mẫu Đơn đặt hàng ở đâu? Hướng dẫn lập đơn đặt hàng thế nào?
Pháp luật
Có được chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển không?
Pháp luật
Tải về file excel mẫu báo cáo mua bán hàng hóa hằng ngày? Có bắt buộc phải lập hợp đồng khi giao dịch mua bán hàng hóa?
Pháp luật
Incoterms là gì? 11 điều kiện về Incoterms mới nhất? Incoterms được áp dụng cho loại hàng hóa nào?
Pháp luật
Mọi hành vi bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ nhằm gây khó khăn cho đối thủ cạnh tranh đều bị cấm thực hiện đúng không?
Pháp luật
Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng một hành vi cụ thể thì có giá trị pháp lý hay không?
Pháp luật
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa không có thỏa thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thương mại quốc tế
6,655 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thương mại quốc tế Mua bán hàng hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thương mại quốc tế Xem toàn bộ văn bản về Mua bán hàng hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào