Chế độ báo cáo công tác dân tộc định kỳ theo tháng và theo quý theo quy định mới nhất là như thế nào?
- Chế độ báo cáo công tác dân tộc định kỳ theo tháng và quý được thực hiện như thế nào?
- Mẫu đề cương Báo cáo kết quả công tác dân tộc tháng, quý, và nhiệm vụ trọng tâm tháng, quý (tiếp theo) của Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh được quy định như thế nào?
- Việc ban hành chế độ báo cáo công tác dân tộc định kỳ phải đảm bảo những yêu cầu như thế nào?
Chế độ báo cáo công tác dân tộc định kỳ theo tháng và quý được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 06/2022/TT-UBDT có quy định như sau về chế độ báo cáo công tác dân tộc định kỳ theo tháng và quý
(1) Tên báo cáo: Báo cáo kết quả công tác dân tộc tháng, quý, và nhiệm vụ trọng tâm kỳ báo cáo tiếp theo ....(ghi tháng hoặc kỳ báo cáo cụ thể thực hiện báo cáo);
Thực hiện lồng ghép báo cáo tháng 3 vào báo cáo quý I; báo cáo tháng 9 vào báo cáo quý III.
(2) Nội dung yêu cầu của báo cáo;
- Đánh giá công tác quản lý, điều hành của Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh.
- Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
- Đánh giá tình hình và kết quả thực hiện các chương trình, dự án, đề án, chính sách dân tộc được giao tham mưu quản lý, chỉ đạo, thực hiện.
- Tổng hợp, đánh giá tình hình vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN); báo cáo cần nêu rõ tình hình nổi bật, những vấn đề cần lưu ý, có số liệu, nhận định, đánh giá và kiến nghị, đề xuất các giải pháp để ổn định tình hình vùng DTTS&MN.
- Đánh giá thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; nêu các ưu điểm, tồn tại, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của tồn tại, hạn chế; các đề xuất kiến nghị ...
(3) Đối tượng báo cáo: Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh;
(4) Cơ quan nhận báo cáo: Ủy ban Dân tộc;
(5) Phương thức gửi, nhận báo cáo;
Báo cáo bằng văn bản gửi Ủy ban Dân tộc theo địa chỉ: Ủy ban Dân tộc, số 349, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội; bản điện tử gửi theo địa chỉ email: hethongbaocao@cema.gov.vn và trên trục liên thông văn bản quốc gia của Ủy ban Dân tộc.
(6) Thời hạn gửi báo cáo;
- Đối với báo cáo tháng: Trước ngày 20 của tháng báo cáo.
- Đối với báo cáo quý: Trước ngày 20 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo:
(7) Tần suất thực hiện báo cáo: Hằng tháng, quý;
(8) Thời gian chốt số liệu báo cáo (theo Điều 12 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP);
- Đối với báo cáo tháng: Tính từ ngày 15 tháng trước đến ngày 14 của tháng thuộc kỳ báo cáo.
- Đối với báo cáo quý: Tính từ ngày 15 của tháng trước kỳ báo cáo đến ngày 14 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo.
(9) Mẫu đề cương báo cáo;
- Báo cáo kết quả công tác dân tộc tháng, quý, và nhiệm vụ trọng tâm tháng, quý (tiếp theo) của Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh theo Phụ lục số I.
Chế độ báo cáo công tác dân tộc định kỳ theo tháng và theo quý theo quy định mới nhất là như thế nào? (Hình từ Internet)
Mẫu đề cương Báo cáo kết quả công tác dân tộc tháng, quý, và nhiệm vụ trọng tâm tháng, quý (tiếp theo) của Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh được quy định như thế nào?
Mẫu đề cương Báo cáo kết quả công tác dân tộc tháng, quý, và nhiệm vụ trọng tâm tháng, quý (tiếp theo) của Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-UBDT như sau:
Tải Mẫu đề cương Báo cáo kết quả công tác dân tộc tháng, quý, và nhiệm vụ trọng tâm tháng, quý (tiếp theo) của Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh: tại đây
Việc ban hành chế độ báo cáo công tác dân tộc định kỳ phải đảm bảo những yêu cầu như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 06/2022/TT-UBDT có quy định như sau:
Yêu cầu đối với chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, báo cáo chuyên đề và các báo cáo khác được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực công tác dân tộc
1. Yêu cầu đối với việc ban hành chế độ báo cáo công tác dân tộc định kỳ
a) Chế độ báo cáo công tác dân tộc định kỳ phải được ban hành tại văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính của cấp có thẩm quyền;
b) Chế độ báo cáo công tác dân tộc định kỳ được ban hành phải bao gồm các thành phần nội dung quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP;
2. Yêu cầu đối với việc ban hành chế độ báo cáo công tác dân tộc chuyên đề
a) Chế độ báo cáo công tác dân tộc chuyên đề được ban hành tại văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính của cấp có thẩm quyền;
b) Chế độ báo cáo công tác dân tộc chuyên đề phải bao gồm các thành phần nội dung quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP;
3. Yêu cầu đối với việc ban hành chế độ báo cáo công tác dân tộc đột xuất
a) Chế độ báo cáo công tác dân tộc đột xuất được ban hành tại văn bản hành chính của cấp có thẩm quyền;
b) Chế độ báo cáo công tác dân tộc đột xuất phải bao gồm các thành phần nội dung quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP;
Theo đó, việc ban hành chế độ báo cáo công tác dân tộc định kỳ phải đảm bảo những yêu cầu như sau:
- Chế độ báo cáo công tác dân tộc định kỳ phải được ban hành tại văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính của cấp có thẩm quyền;
- Chế độ báo cáo công tác dân tộc định kỳ được ban hành phải bao gồm các thành phần nội dung quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 09/2019/NĐ-CP.
Thông tư 06/2022/TT-UBDT có hiệu lực từ 15/02/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?