Chế độ báo cáo định kỳ mà tổ chức nghề nghiệp thẩm định giá phải thực hiện trong năm 2022 được quy định như thế nào?
- Báo cáo định kỳ mới mà tổ chức thẩm định giá phải thực hiện trong năm 2022 để nộp cho Bộ Tài Chính?
- Doanh nghiệp thẩm định giá phải thực hiện những loại báo cáo nào trong năm 2022 để nộp cho Bộ Tài Chính?
- Doanh nghiệp thẩm định giá và tổ chức nghề nghiệp thẩm định giá có phải là một không? Tổ chức nghề nghiệp thẩm định giá có nhiệm vụ gì?
Báo cáo định kỳ mới mà tổ chức thẩm định giá phải thực hiện trong năm 2022 để nộp cho Bộ Tài Chính?
Căn cứ theo Quyết định 1746/QĐ-BTC năm 2022 có nội dung về danh mục chế độ báo cáo định kỳ. Trong đó chỉ ra Báo cáo tình hình hoạt động và phương hướng hoạt động của tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá, thuộc danh mục chế độ báo cáo mới.
Căn cứ quy định tại khoản 8 Điều 1 Thông tư 60/2021/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung Điều 8 của Thông tư 38/2014/TT-BTC) quy định chế độ báo cáo của tổ chức nghề nghiệp thẩm định giá như sau:
Chế độ báo cáo
...
2. Đối với tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá
a) Báo cáo định kỳ: Định kỳ hàng năm, tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá báo cáo theo Mẫu Báo cáo tình hình hoạt động và phương hướng hoạt động của tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá quy định tại Phụ lục số 08 kèm theo Thông tư này. Thời hạn gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 31 tháng 01 của năm liền sau năm báo cáo.
b) Báo cáo đột xuất: Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá báo cáo đột xuất (nếu có) hoặc theo đề nghị bằng văn bản của Bộ Tài chính trong trường hợp kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm hành chính, tranh chấp trong lĩnh vực thẩm định giá.
Theo đó, tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ mới theo hướng dẫn bên trên.
Chế độ báo cáo định kỳ mà tổ chức nghề nghiệp thẩm định giá phải thực hiện trong năm 2022 được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp thẩm định giá phải thực hiện những loại báo cáo nào trong năm 2022 để nộp cho Bộ Tài Chính?
Căn cứ theo Quyết định 1746/QĐ-BTC năm 2022, báo cáo mà doanh nghiệp thẩm định giá phải thực hiện có sự thay đổi về tên thành Báo cáo tình hình doanh nghiệp và một số chỉ tiêu hoạt động thẩm định giá năm.
Căn cứ quy định tại khoản 8 Điều 1 Thông tư 60/2021/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung Điều 8 của Thông tư 38/2014/TT-BTC) quy định chế độ báo cáo của tổ chức nghề nghiệp thẩm định giá như sau:
Chế độ báo cáo
1. Đối với doanh nghiệp thẩm định giá
a) Báo cáo định kỳ: Định kỳ hàng năm, doanh nghiệp thẩm định giá báo cáo theo Mẫu Báo cáo tình hình doanh nghiệp và một số chỉ tiêu hoạt động thẩm định giá năm quy định tại Phụ lục số 07 kèm theo Thông tư này. Thời hạn gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 31 tháng 3 của năm liền sau năm báo cáo.
b) Báo cáo đột xuất: Doanh nghiệp thẩm định giá báo cáo đột xuất theo yêu cầu bằng văn bản của Bộ Tài chính hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Về cách thức nộp các loại báo cáo nêu trên, tổ chức nghề nghiệp thẩm định giá và doanh nghiệp thẩm định giá có thể thực hiện bằng một trong các phương thức sau (theo khoản 8, Điều 1 Thông tư số 60/2021/TT-BTC)
- Gửi trực tiếp tại Văn phòng cơ quan tiếp nhận;
- Gửi qua dịch vụ bưu chính;
- Gửi qua fax hoặc thư điện tử theo địa chỉ baocaotdg@mof.gov.vn (bản scan).
Doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá, tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo
Theo đó, báo cáo tình hình doanh nghiệp và một số chỉ tiêu hoạt động thẩm định giá cả năm sẽ được đổi tên thành Báo cáo tình hình doanh nghiệp và một số chỉ tiêu hoạt động thẩm định giá năm trong thực hiện chế độ báo cáo định kỳ đối với doanh nghiệp thẩm định giá.
Doanh nghiệp thẩm định giá và tổ chức nghề nghiệp thẩm định giá có phải là một không? Tổ chức nghề nghiệp thẩm định giá có nhiệm vụ gì?
Căn cứ khoản 1 và khoản 3 Điều 3 Nghị định 89/2013/NĐ-CP quy định:
Giải thích từ ngữ
1. Doanh nghiệp thẩm định giá là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
...
3. Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá là tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật trên cơ sở tham gia tự nguyện của các thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong lĩnh vực thẩm định giá.
Như vậy, tổ chức thẩm định giá và doanh nghiệp thẩm định giá là hai chủ thể khác nhau. Có các thành viên, chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Theo đó, tổ chức nghề nghiệp thẩm định giá là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp thẩm định giá có thể tham gia vào tổ chức nghề nghiệp thẩm định giá.
Trách nhiệm của tổ chức nghề nghiệp thẩm định giá được quy định tại Điều 9 Nghị định 89/2013/NĐ-CP như sau:
Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá
1. Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội và quy định của pháp luật về thẩm định giá.
2. Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá được tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ về thẩm định giá và thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến hoạt động về thẩm định giá sau:
a) Nghiên cứu, cập nhật tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế để đề xuất với Bộ Tài chính xem xét ban hành hoặc bổ sung sửa đổi Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam cho phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam và thông lệ quốc tế;
b) Phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức thi cấp Thẻ thẩm định viên về giá;
c) Phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá và việc chấp hành các quy định của Nhà nước về thẩm định giá đối với doanh nghiệp thẩm định giá là hội viên;
d) Cung cấp thông tin cho Bộ Tài chính về hoạt động của hội viên để phục vụ công tác quản lý nhà nước về thẩm định giá;
đ) Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động thẩm định giá; phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện công tác tuyên truyền về cơ chế, chính sách quản lý điều hành của Nhà nước trong lĩnh vực giá;
e) Tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về thẩm định giá theo quy định của pháp luật về hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?