Chế độ, biểu mẫu báo cáo thực hiện Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025?
- Chế độ báo cáo thực hiện Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025?
- Chỉ số, biểu mẫu và hệ thống giám sát, đánh giá Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững được quy định như thế nào?
- Chế độ kiểm tra, giám sát và đánh giá chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025?
Chế độ báo cáo thực hiện Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 26 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT có quy định về chế độ báo cáo Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 như sau:
+ Định kỳ hằng quý, 6 tháng, năm (vào ngày 20 tháng cuối của quý, 6 tháng, năm), các Bộ, ngành tham gia Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững và Văn phòng thường trực Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn được giao cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo về tiến độ thực hiện Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững trên địa bàn, gửi Văn phòng Ban Chỉ đạo trung ương thực hiện Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững để tổng hợp.
Trong đó, nội dung, biểu mẫu báo cáo thực hiện kế hoạch theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT;
+ Ngày 25 tháng cuối của quý, 6 tháng, năm của năm báo cáo, Văn phòng Ban Chỉ đạo trung ương thực hiện Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Văn phòng Ban Chỉ đạo trung ương thực hiện Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo nhà nước về Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững theo kỳ 6 tháng và cả năm.
Chế độ, biểu mẫu báo cáo thực hiện Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025? (Hình từ Internet)
Chỉ số, biểu mẫu và hệ thống giám sát, đánh giá Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 27 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT về chỉ số, biểu mẫu và hệ thống giám sát, đánh giá Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững được quy đinh cụ thể như sau:
- Chỉ số, biểu mẫu giám sát đánh giá Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững bao gồm các chỉ tiêu, chỉ số đánh giá tình hình triển khai, kết quả thực hiện, đánh giá tác động, các biểu mẫu thu thập thông tin, gắn kết với thực hiện Chiến lược, các chỉ tiêu phát triển ngành lâm nghiệp.
- Thiết lập, tích hợp chỉ số, biểu mẫu giám sát đánh giá Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững trong hệ thống giám sát đánh giá các chỉ tiêu phát triển ngành lâm nghiệp gắn với công tác thống kê ngành lâm nghiệp.
- Tổ chức cập nhật, duy trì, quản lý sử dụng dữ liệu hệ thống thông tin thực hiện Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về chia sẻ dữ liệu số, an toàn, an ninh thông tin mạng và các quy định pháp luật hiện hành.
Chế độ kiểm tra, giám sát và đánh giá chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025?
Căn cứ Điều 23 và Điều 24 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT có quy định về chế độ kiểm tra, giám sát và đánh giá chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 có một số nội dung chính như sau:
Về việc kiểm tra, giám sát Chương trình
- Ban Chỉ đạo Chương trình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành, địa phương kiểm tra, giám sát toàn bộ quá trình thực hiện Chương trình theo chức năng, nhiệm vụ.
- Nội dung kiểm tra, giám sát Chương trình:
+ Tình hình thực hiện các quy định về lập và giao kế hoạch thực hiện Chương trình; công tác giám sát, đánh giá Chương trình;
+ Tình hình thực hiện Chương trình: Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ; công tác quản lý, sử dụng, giải ngân các nguồn vốn, nợ đọng vốn;
+ Công tác tổ chức, điều phối thực hiện Chương trình.
- Thời gian kiểm tra, giám sát: Thực hiện định kỳ (hoặc đột xuất) theo kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo Chương trình, các Bộ, ngành, địa phương.
Về việc đánh giá Chương trình bao gồm: Đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc, đánh giá đột xuất tình hình thực hiện Chương trình và đánh giá tác động của Chương trình.
- Nội dung đánh giá:
+ Đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Chương trình, gồm: Sự phù hợp của kết quả thực hiện Chương trình so với mục tiêu của Chương trình; mức độ hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch; tình hình huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn thực hiện Chương trình; đề xuất các giải pháp cần thiết để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình trong giai đoạn (bao gồm cả đề xuất điều chỉnh Chương trình khi cần thiết);
+ Đánh giá kết thúc Chương trình, bao gồm: Đánh giá hoạt động quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện Chương trình; đánh giá công tác điều phối, phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong quá trình quản lý, điều hành tổ chức thực hiện Chương trình; kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của Chương trình; đánh giá kết quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn thực hiện Chương trình;
+ Đánh giá đột xuất tình hình thực hiện Chương trình khi có phát sinh những vấn đề ngoài dự kiến hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Nội dung đánh giá bao gồm: nội dung quy định tại điểm a khoản này; xác định những phát sinh ngoài dự kiến (nếu có), nguyên nhân phát sinh ngoài dự kiến và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; ảnh hưởng của những phát sinh đến việc thực hiện Chương trình, khả năng hoàn thành mục tiêu của Chương trình;
+ Đánh giá tác động của Chương trình gồm: Tác động kinh tế - xã hội; tính bền vững của Chương trình; tác động tới các đối tượng thụ hưởng Chương trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?