Chế độ chính trị Việt Nam theo Hiến pháp 2013 được quy định ở Điều luật nào? Hiệu lực pháp lý của Hiến pháp 2013 thế nào?
Chế độ chính trị Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013 được quy định ở Điều luật nào?
Chế độ chính trị Việt Nam được quy định tại Chương I Hiến pháp 2013, cụ thể từ Điều 1 Hiến pháp 2013 đến Điều 13 Hiến pháp 2013.
Theo đó, Chế độ chính trị Việt Nam hiện nay là chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Cụ thể, Hiến pháp năm 2013 ghi nhận nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
- Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
- Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.
- Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.
- Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.
Ngoài ra, Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
- Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.
Chế độ chính trị Việt Nam theo Hiến pháp 2013 được quy định ở Điều luật nào? Hiệu lực pháp lý của Hiến pháp 2013 thế nào? (Hình từ Internet)
Hiệu lực pháp lý của Hiến pháp 2013 thế nào?
Theo quy định tại Điều 119 Hiến pháp 2013 nêu rõ:
Điều 119.
1. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.
2. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.
Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định.
Như vậy, Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác đều phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp sẽ đều bị xử lý theo pháp luật.
Nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp 2013 như thế nào?
Theo Hiến pháp 2013, công dân có những nghĩa vụ cơ bản sau:
- Nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác (Điều 15)
Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
- Nghĩa vụ phòng bệnh, khám chữa bệnh (Điều 38)
Mọi người có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.
- Nghĩa vụ học tập (Điều 39)
Công dân có nghĩa vụ học tập.
- Nghĩa vụ bảo vệ môi trường (Điều 43):
Mọi người đều có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
Theo quy định của Hiến pháp, các tổ chức, các cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại (khoản 3 Điều 63).
- Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc (Điều 44)
Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.
Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.
- Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc (Điều 44)
Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
- Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam (Điều 46, 48):
Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.
Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam.
- Nghĩa vụ nộp thuế (Điều 47):
Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?