Chế độ đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất được quy định như thế nào?
- Chế độ đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất được quy định như thế nào?
- Áp dụng biện pháp lưu trú đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú do Bộ Công an quản lý, chỉ định được thực hiện trong trường hợp nào?
- Thành phần hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam bao gồm những gì?
Chế độ đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 14 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định về chế độ đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất như sau:
- Các chế độ lưu trú đối với người nước ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất được thực hiện theo quy định tại Chương II Nghị định 65/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh.
- Các khoản chi chế độ đối với người lưu trú được thực hiện theo quy định tại Nghị định 65/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh.
+ Trong trường hợp người bị trục xuất không có khả năng chi trả thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Công an cấp tỉnh (nơi lập hồ sơ quản lý đối tượng) yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó là công dân hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân mời người nước ngoài vào Việt Nam hoặc xin gia hạn thị thực cho người nước ngoài chi trả.
+ Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức nêu trên không có điều kiện, khả năng chi trả thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Công an cấp tỉnh.
Chế độ đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Áp dụng biện pháp lưu trú đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú do Bộ Công an quản lý, chỉ định được thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 13 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Việc áp dụng biện pháp lưu trú đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú do Bộ Công an quản lý, chỉ định được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất không có hộ chiếu hoặc các giấy tờ thay thế hộ chiếu, chưa có đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện việc trục xuất (vé máy bay, thị thực, hộ chiếu, các giấy tờ thay thế hộ chiếu...).
- Không có nơi cư trú hoặc hết thời hạn cư trú.
- Vi phạm quy định trong thời gian làm thủ tục trục xuất này hoặc không chấp hành các biện pháp quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền.
- Có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ cho rằng người đó có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian chờ xuất cảnh.
- Có hành vi bỏ trốn, chuẩn bị bỏ trốn hoặc hành vi khác gây khó khăn cho việc thi hành quyết định trục xuất.
- Mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm phải tổ chức cách ly y tế.
- Người mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.
- Tự nguyện xin vào cơ sở lưu trú.
Thành phần hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
1. Hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, bao gồm:
a) Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
b) Biên bản vi phạm hành chính;
c) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp trục xuất theo quy định tại Điều 8 Nghị định này;
d) Bản sao hộ chiếu hoặc bản sao giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu của người bị trục xuất;
đ) Giấy tờ chứng nhận đã chấp hành xong các nghĩa vụ khác (nếu có);
e) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh hoặc phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm lập hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính trong trường hợp quy định là hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 và khoản 4 Điều này.
4. Hồ sơ áp dụng biện pháp trục xuất phải được đánh bút lục và lưu trữ tại cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy theo quy định trên thành phần hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam bao gồm:
- Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
- Biên bản vi phạm hành chính;
- Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp trục xuất theo quy định tại Điều 8 Nghị định này;
- Bản sao hộ chiếu hoặc bản sao giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu của người bị trục xuất;
- Giấy tờ chứng nhận đã chấp hành xong các nghĩa vụ khác (nếu có);
- Các tài liệu khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?