Chế độ đối với việc nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ là gì?
- Chế độ đối với việc nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ như thế nào?
- Chế độ đối với việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ như thế nào?
- Chính sách đối với việc hợp tác quốc tế về công nghiệp hỗ trợ như thế nào?
- Nhiệm vụ của Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ là gì?
Chế độ đối với việc nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 111/2015/NĐ-CP quy định chế độ đối với việc nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ như sau:
- Tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được ưu đãi, hỗ trợ như sau:
+ Được tài trợ từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, hỗ trợ từ các Quỹ, nguồn kinh phí khác dành cho nghiên cứu, phát triển và đào tạo.
+ Được xem xét hỗ trợ một phần kinh phí nghiên cứu và phát triển từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với trường hợp tự đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ có kết quả ứng dụng mang lại hiệu quả cao.
+ Được Nhà nước hỗ trợ tối đa đến 50% kinh phí đối với Dự án sản xuất thử nghiệm các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
- Dự án xây dựng cơ sở nghiên cứu và phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và được hưởng các ưu đãi sử dụng đất theo quy định pháp luật về đất đai; được xem xét hỗ trợ tối đa 50% kinh phí đầu tư trang thiết bị nghiên cứu từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Chế độ đối với việc nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ là gì? (Hình từ Internet)
Chế độ đối với việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 111/2015/NĐ-CP quy định chế độ đối với việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ như sau:
- Tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được hưởng ưu đãi của pháp luật về chuyển giao công nghệ và các ưu đãi khác theo quy định hiện hành.
- Hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ để sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được hỗ trợ từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ như sau:
+ Các dự án, đề án hợp tác giữa doanh nghiệp sản xuất và các đơn vị có công nghệ ứng dụng trong việc chuyển giao công nghệ được hỗ trợ một phần kinh phí.
+ Chi phí chế tạo thử nghiệm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được hỗ trợ tối đa đến 50%.
- Nhà nước hỗ trợ tối đa đến 75% chi phí chuyển giao công nghệ đối với Dự án sản xuất vật liệu có sử dụng trên 85% nguyên liệu là sản phẩm của quá trình chế biến sâu khoáng sản trong nước bao gồm quặng kim loại, quặng phi kim loại và sản phẩm hóa dầu để phục vụ cho sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
Chính sách đối với việc hợp tác quốc tế về công nghiệp hỗ trợ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 111/2015/NĐ-CP quy định chính sách đối với việc hợp tác quốc tế về công nghiệp hỗ trợ như sau:
- Mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia, tập đoàn kinh tế nước ngoài có trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến nhằm thu hút đầu tư, tạo mối liên kết giữa các tổ chức, cá nhân hoạt động công nghiệp hỗ trợ Việt Nam và nước ngoài.
- Đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm, chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển nhân lực công nghiệp hỗ trợ, ưu tiên hợp tác đào tạo sinh viên các ngành kỹ thuật công nghiệp hỗ trợ tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề tiên tiến trong khu vực và trên thế giới; thu hút, sử dụng có hiệu quả người có trình độ cao, lực lượng trẻ tài năng hợp tác nghiên cứu, giảng dạy công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.
Nhiệm vụ của Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 111/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ được hình thành trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị hiện có của Bộ Công Thương để thực hiện một trong các nhiệm vụ sau:
- Thực hiện các hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ chế tạo thử nghiệm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản trị sản xuất phù hợp tiêu chuẩn quốc tế.
- Đào tạo nâng cao nhân lực quản lý kỹ thuật phục vụ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
- Xúc tiến thương mại; tổ chức hội chợ, triển lãm.
- Xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động công nghiệp hỗ trợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?