Chế độ phụ cấp kiêm nhiệm từ 01/07/2024 đối với chức danh lãnh đạo được quy định như thế nào?
Chế độ phụ cấp kiêm nhiệm từ ngày 01/07/2024 đối với chức danh lãnh đạo được quy định như thế nào theo bảng lương mới?
Tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định về những đối tượng được áp dụng chế độ phụ cấp kiêm nhiệm bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị.
Bên cạnh đó, được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.
Vừa qua Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Nghị quyết nêu rõ, từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Theo đó, phụ cấp kiêm nhiệm vẫn được tiếp tục áp dụng khi thực hiện cải cách tiền lương 2024.
Hiện nay chế độ phụ cấp kiêm nhiệm được xác định như sau (tại Mục III Thông tư 78/2005/TT-BNV)
Phụ cấp kiêm nhiệm = 10% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)
Trong đó:
Mức lương hiện hưởng = Hệ số lương*mức lương cơ sở
-Hệ số lương (được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP)
- Mức lương cơ sở hiện nay: 1.800.000 (Nghị định 24/2023/NĐ-CP)
Theo đó, cách tính trả phụ cấp kiêm nhiệm như sau:
Từ ngày 01/07/2024 bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương để thay thế bằng bảng lương cụ thể và đồng thời phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũng sẽ mất đi. Vì vậy, việc tính phụ cấp kiêm nhiệm đối với chức danh lãnh đạo được theo cách trên có thể sẽ có thay đổi. Hiện nay, vẫn chưa có văn bản quy định cách tính cụ thể đối với phụ cấp kiêm nhiệm khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/07/2024.
>> Tổng hợp bảng lương quân nhân chuyên nghiệp năm 2024?
Chế độ phụ cấp kiêm nhiệm từ ngày 01/07/2024 đối với chức danh lãnh đạo (Hình từ Internet)
Điều kiện và nguyên tắc hưởng phụ cấp kiêm nhiệm hiện nay được quy định như thế nào?
Tại Mục II Thông tư 78/2005/TT-BNV quy định về điều kiện hưởng và nguyên tắc hưởng phụ cấp kiêm nhiệm như sau:
II- ĐIỀU KIỆN VÀ NGUYÊN TẮC HƯỞNG PHỤ CẤP
1- Cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác quy định tại mục I Thông tư này được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm khi có đủ 2 điều kiện sau:
a) Đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử hoặc bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị.
b) Được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm kiêm nhiệm giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà chức danh lãnh đạo đứng đầu ở cơ quan, đơn vị khác này theo cơ cấu tổ chức bộ máy được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.
2- Người kiêm nhiệm một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác chỉ hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm trong suốt thời gian giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đó. Khi thôi kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác thì thôi hưởng phụ cấp kiêm nhiệm kể từ tháng sau liền kề với tháng thôi giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm.
Như vậy, theo quy định trên, cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm khi có đủ 2 điều kiện sau:
- Đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử hoặc bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị.
- Được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm kiêm nhiệm giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà chức danh lãnh đạo đứng đầu ở cơ quan, đơn vị khác này theo cơ cấu tổ chức bộ máy được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.
Mức phụ cấp khi kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo theo quy định hiện nay như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định về phụ cấp kiêm nhiệm đối với chức danh lãnh đạo như sau:
Các chế độ phụ cấp lương
...
2. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo:
áp dụng đối với các đối tượng đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị, đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.
Mức phụ cấp bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo cũng chỉ hưởng một mức phụ cấp.
Theo quy định trên, mức phụ cấp khi kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo theo quy định hiện nay là 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo cũng chỉ hưởng một mức phụ cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?