Chế tài xử lý đối với thẩm mỹ viện 'chui' vẫn ngang nhiên hoạt động là gì? Thẩm mỹ viện 'chui' làm chết người sẽ bị phạt bao nhiêu năm tù?

Hiện nay, dư luận khá bức xúc trước thực trạng nhiều thẩm mỹ viện "chui" vẫn ngang nhiên hoạt động, có trường hợp còn làm chết người trong quá trình phẫu thuật. Vậy chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật này là gì?

Thẩm mỹ viện "chui" vẫn ngang nhiên hoạt động sẽ bị xử lý như thế nào?

Thẩm mỹ viện "chui" trên thực tế là những cơ sở thẩm mỹ hoạt động không có giấy phép, không tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành. Tùy theo mức độ vi phạm, thẩm mỹ viện "chui" có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 39 Nghị định 117/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 9 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) như sau:

"Điều 39. Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động và sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh

...

6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc tại địa điểm không được ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;

b) Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp cấp cứu;

c) Áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh mà chưa được phép của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế;

d) Không bảo đảm một trong các điều kiện sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với hình thức tổ chức là bệnh viện có quy mô trên 500 giường bệnh;

đ) Cung cấp dịch vụ thẩm mỹ tại cơ sở dịch vụ thẩm mỹ khi chưa có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ gửi về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

e) Điều trị nội trú tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được phép điều trị nội trú, trừ trường hợp được lưu người bệnh ngoại trú để theo dõi theo quy định của pháp luật.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 02 tháng đến 04 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4, điểm c khoản 5 và các điểm b, c, d, e khoản 6 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, b khoản 5 Điều này;

c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a và đ khoản 6 Điều này;

d) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 và điểm c khoản 6 Điều này;

đ) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người chịu trách chuyên môn của cơ sở trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 và các điểm b, e khoản 6 Điều này."

Theo đó, thẩm mỹ viện "chui" hoạt động trái phép có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời có thể bị đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng.

Chế tài xử lý đối với thẩm mỹ viện 'chui' vẫn ngang nhiên hoạt động là gì? Thẩm mỹ viện 'chui' làm chết người sẽ bị phạt bao nhiêu năm tù?

Chế tài xử lý đối với thẩm mỹ viện 'chui' vẫn ngang nhiên hoạt động là gì? Thẩm mỹ viện 'chui' làm chết người sẽ bị phạt bao nhiêu năm tù?

Thẩm mỹ viện "chui" làm chết người bị phạt tù bao nhiêu năm?

Trong thời gian hoạt động, nếu thẩm mỹ viện "chui" làm chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác theo quy định tại Điều 315 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 117 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:

“Điều 315. Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác

1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Mức phạt đối với người trực tiếp làm chết người tại thẩm mỹ viện "chui" là gì?

Trường hợp người trực tiếp thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ làm chết người thì tùy theo tính chất vụ việc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác theo quy định tại Điều 315 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 117 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), theo đó mức hình phạt nhẹ nhất từ 01-05 năm tù, nặng nhất là 15 năm tù.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Thẩm mỹ viện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ có xâm lấn cơ thể cần tổ chức theo hình thức nào? Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ bị thu hồi giấy phép hoạt động trong trường hợp nào?
Pháp luật
Cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ phải lưu giữ bản sao những loại giấy tờ tùy thân nào của khách hàng?
Pháp luật
Cơ sở mở dịch vụ thẩm mỹ thực hiện xăm da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm thì có cần giâý chứng nhận đào tạo nghề hay không?
Pháp luật
Thẩm mỹ viện có phải là một loại hình của cơ sở khám chữa bệnh hay không? Thẩm mỹ viện cần điều kiện gì để được cấp Giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ?
Pháp luật
Chế tài xử lý đối với thẩm mỹ viện 'chui' vẫn ngang nhiên hoạt động là gì? Thẩm mỹ viện 'chui' làm chết người sẽ bị phạt bao nhiêu năm tù?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thẩm mỹ viện
3,501 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thẩm mỹ viện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thẩm mỹ viện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào