Chè xanh đã được nghiền vụ có phải đối tượng không chịu thuế GTGT? Mức thuế suất áp dụng đối với mặt hàng chè xanh là bao nhiêu?
Các mặt hàng đã qua sơ chế thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016):
Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
Doanh nghiệp, hợp tác xã mua sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã khác thì không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng nhưng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Như vậy, các mặt hàng là sản phẩm trồng trọt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường thì không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng nhưng được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Chè xanh đã được nghiền vụ có phải đối tượng không chịu thuế GTGT? Mức thuế suất áp dụng đối với mặt hàng chè xanh là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Các hình thức sơ chế đối với sản phẩm trồng trọt thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 209/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 100/2016/NĐ-CP), quy định như sau:
Đối với các sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh và các hình thức bảo quản thông thường khác.
Bên cạnh đó, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC) như sau:
Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác.
Như vậy, các hình thức sơ chế đối với sản phẩm trồng trọt thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT sẽ được áp dụng theo quy định nêu trên, bao gồm các hình thức:
- Sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác.
Chè xanh đã được nghiền vụ có phải đối tượng không chịu thuế GTGT? Mức thuế suất áp dụng đối với mặt hàng chè xanh là bao nhiêu?
Theo hướng dẫn tại Công văn 3506/TCHQ-TXNK năm 2022 về thuế giá trị gia tăng mặt hàng chè xanh, chính thuế đối với mặt hàng chè xanh đã được nghiền vụn được áp dụng như sau:
- Về xác định mặt hàng chè xanh nghiền vụ có phải hình thức sơ chế đối với sản phẩm trồng trọt thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT:
Theo quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có quy định hình thức “nghiền vụn” là một loại hình sơ chế. Do vậy, mặt hàng chè xanh đã được nghiền vụn sẽ không được xác định là sản phẩm trồng trọt đã qua sơ chế thông thường. Vì vậy, mặt hàng chè xanh đã được nghiền vụn không thuộc đối tương không chịu thuế GTGT.
- Về xác định mức thuế suất thuế GTGT đối với mặt hàng chè xanh nghiền vụn:
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được hướng dẫn bởi Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC) thì mức thuế suất thuế GTGT áp dụng đối với mặt hàng chè xanh đã được nghiền vụn sẽ là mức thuế suất 10%.
- Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC
- khoản 3 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008
- Công văn 3506/TCHQ-TXNK năm 2022
- khoản 1 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC
- khoản 1 Điều 1 Nghị định 100/2016/NĐ-CP
- khoản 1 Điều 3 Nghị định 209/2013/NĐ-CP
- khoản 1 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?