Chỉ có 1 hoặc 2 nhà thầu tham gia gói thầu đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến thì xử lý thế nào?
Chỉ có 1 hoặc 2 nhà thầu tham gia gói thầu đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến thì xử lý thế nào?
Xem thêm: Tổng hợp Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật đấu thầu mới nhất
Xem thêm: Hồ sơ mời thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn theo quy trình đấu thầu rộng rãi
Căn cứ theo khoản 5 Điều 131 Nghị định 24/2024/NĐ-CP hướng dẫn chủ đầu tư xử lý trường hợp tại thời điểm đóng thầu đối với gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường mà chỉ có 01 hoặc 02 nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu trong thời hạn không quá 04 giờ kể từ thời điểm đóng thầu theo một trong hai cách sau đây:
Xử lý tình huống trong đấu thầu qua mạng và không qua mạng
....
5. Trường hợp tại thời điểm đóng thầu đối với gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường mà chỉ có 01 hoặc 02 nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu thì chủ đầu tư xem xét, giải quyết trong thời hạn không quá 04 giờ kể từ thời điểm đóng thầu theo một trong hai cách sau đây:
a) Cho phép gia hạn thời điểm đóng thầu nhằm tăng thêm số lượng nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu. Trong trường hợp này phải quy định rõ thời điểm đóng thầu mới và các thời hạn tương ứng để nhà thầu có đủ thời gian sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu đã nộp theo yêu cầu mới;
b) Cho phép mở thầu ngay để tiến hành đánh giá.
Như vậy, tại thời điểm đóng thầu đối với gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường mà chỉ có 01 hoặc 02 nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu thì chủ đầu tư có thể cho phép gia hạn thời điểm đóng thầu nhằm tăng thêm số lượng nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu hoặc cho phép mở thầu ngay để tiến hành đánh giá trong thời hạn không quá 04 giờ kể từ thời điểm đóng thầu.
Chỉ có 1 hoặc 2 nhà thầu tham gia gói thầu đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến thì xử lý thế nào? (Hình từ Internet)
Việc mở thầu trong quy trình đấu thầu rộng rãi được thực thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 26 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định việc mở thầu để lựa chọn nhà thầu trong quy trình đấu thầu rộng rãi không qua mạng của gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp hỗn hợp theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ như sau:
- Việc mở thầu phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong thời hạn 02 giờ kể từ thời điểm đóng thầu.
Bên mời thầu chỉ mở các hồ sơ dự thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu.
Việc mở thầu được thực hiện đối với từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo trình tự:
+ Kiểm tra niêm phong;
+ Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về tên nhà thầu;
+ Tham dự độc lập hay liên danh;
+ Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ;
+ Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu;
+ Giá trị giảm giá (nếu có);
+ Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu;
+ Thời gian thực hiện gói thầu; giá trị, hiệu lực của bảo đảm dự thầu;
+ Các thông tin khác liên quan;
- Biên bản mở thầu: Các thông tin nêu trên phải được ghi vào biên bản mở thầu.
Biên bản mở thầu phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và các nhà thầu tham dự lễ mở thầu.
Biên bản này phải được gửi cho các nhà thầu tham dự thầu; được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm mở thầu;
- Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu, thư giảm giá (nếu có), giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có); thỏa thuận liên danh (nếu có); bảo đảm dự thầu; các nội dung đề xuất về tài chính và các nội dung quan trọng khác của từng hồ sơ dự thầu.
Nội dung của hồ sơ dự thầu sẽ được kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ thế nào?
Căn cứ theo Điều 30 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định việc kiểm tra và đánh giá hồ sơ trong quy trình đấu thầu rộng rãi của gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp hỗn hợp heo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ như sau:
- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu:
+ Kiểm tra các thành phần của hồ sơ dự thầu bao gồm:
+ Đơn dự thầu;
+ Thỏa thuận liên danh (nếu có);
+ Giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có);
+ Bảo đảm dự thầu;
+ Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;
+ Kiểm tra sự thống nhất về nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu.
- Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu:
+ Hồ sơ dự thầu của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các quy định tại khoản 3 Điều 24 của Nghị định 24/2024/NĐ-CP;
+ Nhà thầu có hồ sơ dự thầu hợp lệ được xem xét, đánh giá về năng lực và kinh nghiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?