Chỉ đạo về bình ổn giá vàng mới nhất của Chính phủ ra sao? Yêu cầu sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý kinh doanh vàng ?

Chỉ đạo về bình ổn giá vàng mới nhất của Chính phủ ra sao? Quy định kinh doanh vàng có được sửa đổi? - Câu hỏi của anh D.V (Bạc Liêu)

Chỉ đạo về bình ổn giá vàng mới nhất của Chính phủ ra sao? Quy định kinh doanh vàng có được sửa đổi?

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ đã thông qua Nghị quyết 44/NQ-CP tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.

Tại Mục 4 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị quyết số 44/NQ-CP 2024, Chính phủ đặt ra nhiệm vụ cụ thể đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
...
đ) Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả, kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp bình ổn thị trường vàng, xử lý tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; khẩn trương rà soát, xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động thị trường vàng để phát triển thị trường vàng ổn định, lành mạnh, minh bạch, hiệu quả, bền vững, không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế.

Theo đó, Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bình ổn thị trường vàng, khẩn trương rà soát, xây dựng dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng để phát triển thị trường vàng.

Chỉ đạo về bình ổn giá vàng mới nhất của Chính phủ ra sao? Quy định kinh doanh vàng có được sửa đổi?

Chỉ đạo về bình ổn giá vàng mới nhất của Chính phủ ra sao? Quy định kinh doanh vàng có được sửa đổi? (Hình từ Internet)

Tinh thần chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian sắp tới ra sao?

Theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị quyết 44/NQ-CP 2024 nêu rõ việc chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tháng 4, Qúy II năm 2024 và thời gian tới theo tinh thần 5 Quyết tâm, 5 Bảo đảm, 5 Đẩy mạnh như sau:

- Nêu cao tinh thần “5 quyết tâm”

+ Quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức để hoàn thành các mục tiêu, yêu cầu đề ra của năm 2024.

+ Quyết tâm thực hiện không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm; không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác với phương châm “thắng không kiêu, bại không nản”.

+ Quyết tâm bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, đồng thời thúc đẩy phòng chống tiêu cực lợi ích nhóm.

+ Quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp; tăng cường phân cấp phân quyền, cắt giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp.

+. Quyết tâm nỗ lực phấn đấu cao nhất, thúc đẩy các động lực tăng trưởng.

- Thực hiện tốt “5 bảo đảm”

+ Bảo đảm thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Lãnh đạo chủ chốt, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ.

+ Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế và kiểm soát lạm phát, tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng, phát triển nhanh và bền vững.

+ Bảo đảm phát triển lành mạnh, công khai, minh bạch các loại thị trường: hàng hóa, dịch vụ; lao động; bất động sản; vốn (ngân hàng, chứng khoán, trái phiếu); khoa học công nghệ...

Thúc đẩy phát triển các loại thị trường mới như thị trường tín chỉ các-bon, thị trường dữ liệu và nâng hạng thị trường chứng khoán.

+ Bảo đảm đầy đủ điều kiện để triển khai chế độ tiền lương mới từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.

+ Bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, an sinh xã hội, an ninh, an toàn, an dân để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

- Tập trung thực hiện “5 đẩy mạnh”

+ Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế trên tất cả các lĩnh vực, trong đó tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu), đồng thời bổ sung và nâng cao chất lượng tăng trưởng của các động lực mới (tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức...).

+ Đẩy mạnh huy động mọi nguồn lực để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

+ Đẩy mạnh 03 đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ hiện đại.

+ Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế để góp phần củng cố, tăng cường vai trò và nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

+ Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, nhất là truyền thông chính sách, tạo đồng thuận xã hội.

Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước đối với kinh doanh giá vàng hiện nay thế nào?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng hiện nay như sau:

- Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, kế hoạch về phát triển thị trường vàng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP.

- Ngân hàng Nhà nước được bổ sung vàng miếng vào Dự trữ ngoại hối Nhà nước.

- Ngân hàng Nhà nước thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng thông qua các biện pháp sau đây:

+ Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 24/2012/NĐ-CP.

+ Tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng thông qua việc quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất và phương thức thực hiện sản xuất vàng miếng phù hợp trong từng thời kỳ.

Chi phí tổ chức sản xuất vàng miếng được hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.

+ Thực hiện mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước và tổ chức huy động vàng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

- Ngân hàng Nhà nước cấp, thu hồi:

+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

+ Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.

+ Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu.

+ Giấy phép mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định.

+ Giấy phép đối với các hoạt động kinh doanh vàng khác sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

- Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu và hoạt động kinh doanh vàng khác.

- Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Kinh doanh vàng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cách phân biệt vàng giả và vàng thật thông qua ghi nhãn đối với vàng trang sức, mỹ nghệ theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh vàng thông qua những biện pháp nào? Sản xuất vàng miếng phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Pháp luật
Vốn bao nhiêu thì được kinh doanh bán vàng miếng? Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán vàng miếng gồm những gì?
Pháp luật
Thủ tục đăng ký kinh doanh vàng trang sức theo quy định của pháp luật hiện hành thì phải trải qua những bước nào?
Pháp luật
Đơn vị kinh doanh vàng bạc đá quý áp dụng loại hóa đơn nào? Xác định thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động kinh doanh vàng bạc đá quý?
Pháp luật
Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng, hoạt động kinh doanh vàng là trách nhiệm của cơ quan nào?
Pháp luật
Điều hành giá vàng trong nước, không để chênh lệch với giá vàng thế giới ở mức cao là trách nhiệm của NHNN đúng không?
Pháp luật
Giá vàng tăng cao, cơ quan nào có trách nhiệm bình ổn thị trường vàng và quản lý hoạt động kinh doanh vàng?
Pháp luật
Tổ chức kinh doanh vàng miếng không niêm yết giá công khai mua bán bị xử phạt bao nhiêu? Trách nhiệm của tổ chức khi kinh doanh mua bán vàng miếng?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng thông qua các biện pháp nào theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh doanh vàng
1,120 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh doanh vàng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh doanh vàng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào