Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã có phải thực hiện chế độ tập sự của công chức cấp xã không?
Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã có phải thực hiện chế độ tập sự không?
Căn cứ Nghị định 33/2023/NĐ-CP về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Chính phủ ban hành ngày 10/6/2023.
Tại khoản 15 Điều 13 Nghị định 33/2023/NĐ-CP có quy định về việc tập sự đối với công chức cấp xã như sau:
Tuyển dụng công chức cấp xã
Việc tuyển dụng công chức cấp xã được áp dụng quy định tại Nghị định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, gồm:
...
15. Tập sự đối với công chức cấp xã.
a) Riêng thời gian tập sự của công chức cấp xã được thực hiện như sau: 12 tháng đối với công chức được tuyển dụng có trình độ đào tạo đại học trở lên; 06 tháng đối với công chức được tuyển dụng có trình độ đào tạo dưới đại học. Không thực hiện chế độ tập sự đối với chức danh công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã.
b) Người được tuyển dụng giữ chức danh công chức cấp xã hoàn thành chế độ tập sự theo quy định tại khoản này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận hết thời gian tập sự và xếp lương đối với công chức được tuyển dụng.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì đối với chức danh công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã, người được tuyển dụng không cần phải thực hiện chế độ tập sự.
Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã có phải thực hiện chế độ tập sự của công chức cấp xã không? (Hình từ Internet)
Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã có những nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã
1. Công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã
a) Tham mưu, đề xuất với Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã về chủ trương, biện pháp, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự; xây dựng lực lượng dân quân, lực lượng dự bị động viên; phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác quốc phòng - quân sự trên địa bàn;
b) Phối hợp với các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ dân sự; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội;
c) Phối hợp với các đơn vị bộ đội biên phòng, hải quân, cảnh sát biển và các lực lượng khác bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển Việt Nam;
d) Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng, bảo vệ môi trường và các nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác;
đ) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, quân nhân dự bị và dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật, thực hiện công tác động viên gọi thanh niên nhập ngũ;
e) Tham mưu, giúp Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã xử lý các vi phạm theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự;
g) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng và chỉ đạo lực lượng dân quân phối hợp với công an và các lực lượng khác thường xuyên hoạt động bảo vệ an ninh trật tự, sẵn sàng chiến đấu, tổ chức khắc phục thiên tai, sơ tán, cứu hộ, cứu nạn;
h) Chủ trì việc phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội về thực hiện công tác giáo dục quốc phòng trên địa bàn;
i) Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chính sách hậu phương quân đội và thực hiện các chế độ, chính sách đối với dân quân, quân nhân dự bị theo quy định của pháp luật;
k) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, của Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện và quy định của pháp luật về quốc phòng.
Như vậy, theo quy định được trích dẫn nêu trên thì Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã có 10 nhiệm vụ chính.
Khi nào áp dụng Nghị định 33/2023/NĐ-CP?
Tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 33/2023/NĐ-CP có quy định về hiệu lực thi hành văn bản như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2023.
2. Bãi bỏ các Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 về công chức xã, phường, thị trấn; Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
3. Tại nơi tổ chức mô hình chính quyền đô thị theo Nghị quyết của Quốc hội và quy định của Chính phủ, nếu có những quy định khác với những quy định tại Nghị định này về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì thực hiện theo quy định của Nghị quyết của Quốc hội và quy định của Chính phủ.
4. Áp dụng việc thực hiện chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này đối với Bí thư, Phó Bí thư chi bộ (nơi chưa thành lập Đảng ủy cấp xã) như Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy cấp xã; Thường trực đảng ủy (nơi không có Phó Bí thư chuyên trách công tác đảng) như Phó Bí thư Đảng ủy cấp xã.
Theo đó, Nghị định 33/2023/NĐ-CP được áp dụng từ ngày 01/8/2023.
Xem toàn văn Nghị định 33/2023/NĐ-CP Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?