Chỉ thị 18-CT/TW năm 2022: Đẩy mạnh công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội?
- Công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội còn tồn tại những hạn chế nào?
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phát huy dân chủ ở cơ sở, công tác giám sát, phản biện xã hội?
- Giám sát, phản biện xã hội theo hướng chủ động, từ sớm, từ cơ sở, dân chủ?
Công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội còn tồn tại những hạn chế nào?
Căn cứ tại Chỉ thị 18-CT/TW năm 2022 của Ban chấp hành Trung ương, đã chỉ ra những vấn đề sau về công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội:
- Thời gian qua, thực hiện Quyết định của Bộ Chính trị về Quy chế giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, công tác giám sát, phản biện xã hội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
- Nhận thức của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân về giám sát, phản biện xã hội được nâng lên; cơ sở chính trị, pháp lý của công tác giám sát, phản biện xã hội được củng cố, hoàn thiện; nội dung, phương thức thực hiện ngày càng thực chất, tập trung vào những vấn đề quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân và dư luận xã hội quan tâm, bức xúc;
- Qua đó, đã góp phần tăng cường quyền làm chủ, sự đồng thuận của nhân dân trong xây dựng, phát triển đất nước, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
- Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa phát huy mạnh mẽ vai trò, sự tham gia của các thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân:
+ Việc quán triệt, phổ biến, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giám sát, phản biện xã hội chưa được coi trọng đúng mức.
+ Việc xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch giám sát, phản biện xã hội có lúc, có nơi chưa chủ động, kịp thời, thiếu trọng tâm, trọng điểm, còn hình thức; các ý kiến, kiến nghị sau giám sát, phản biện xã hội chưa sâu, tính thuyết phục chưa cao; việc theo dõi, đôn đốc giải quyết kiến nghị thiếu quyết liệt, chưa đi đến cùng.
+ Một số tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm chưa thực hiện nghiêm túc việc trả lời, giải quyết các ý kiến, kiến nghị sau giám sát, phản biện xã hội.
- Những hạn chế, bất cập nêu trên chủ yếu là do:
+ Nhận thức về công tác giám sát, phản biện xã hội của một số cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội chưa đầy đủ;
+ Chưa quan tâm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế giám sát, phản biện xã hội; thiếu quy định cụ thể về quy trình, trách nhiệm trả lời, giải quyết kiến nghị sau giám sát, phản biện xã hội.
+ Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội các cấp còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, chậm đổi mới nội dung, phương thức giám sát, phản biện xã hội; chưa thể hiện rõ bản lĩnh, trách nhiệm đối với những ý kiến, kiến nghị của mình.
+ Sự phối hợp giữa các cơ quan đảng, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, hiệu quả; nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho hoạt động giám sát, phản biện xã hội còn hạn chế...
Chỉ thị 18-CT/TW năm 2022: Đẩy mạnh công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội? (Hình từ Internet)
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phát huy dân chủ ở cơ sở, công tác giám sát, phản biện xã hội?
Cũng tại Chỉ thị 18-CT/TW năm 2022, Ban Bí thư yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng thực hiện tốt các nhiệm vụ. Trong đó đề ra nhiệm vụ như sau:
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân về phát huy dân chủ ở cơ sở, công tác giám sát, phản biện xã hội.
- Kịp thời thông tin về hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền các cấp, nhất là xây dựng và tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chương trình, dự án có tác động, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân; về đạo đức, lối sống, trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.
- Các cấp uỷ, tổ chức đảng tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tham gia giám sát, phản biện xã hội.
Hằng năm, ban thường vụ cấp uỷ cho ý kiến về chương trình, kế hoạch giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, đồng thời chỉ đạo các cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền khẩn trương, nghiêm túc giải quyết các kiến nghị sau giám sát, phản biện xã hội.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam định kỳ báo cáo kết quả giám sát, phản biện xã hội cho Quốc hội, hội đồng nhân dân cùng cấp thảo luận, có ý kiến để các tổ chức, cá nhân liên quan trả lời, giải quyết các ý kiến, kiến nghị.
Người đứng đầu cấp uỷ trực tiếp chỉ đạo công tác giám sát, phản biện xã hội, xác định đây là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, một giải pháp căn bản để thực hiện hiệu quả phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng".
Giám sát, phản biện xã hội theo hướng chủ động, từ sớm, từ cơ sở, dân chủ?
Tại Mục 3 Chỉ thị 18-CT/TW năm 2022, Ban bí thư đã chỉ ra nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội là tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức giám sát, phản biện xã hội theo hướng: Chủ động, từ sớm, từ cơ sở, dân chủ, khách quan, mang tính xây dựng;
Đồng thời thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng giám sát theo chuyên đề, tập trung vào những chủ trương, chính sách lớn, trọng yếu, ưu tiên những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, những vấn đề dư luận xã hội quan tâm, bức xúc
Tăng cường giám sát thực hiện kiến nghị của cử tri và nhân dân; việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Công khai, minh bạch kết quả giám sát, phản biện xã hội theo quy định.
Phát huy vai trò chủ trì, tính chủ động của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; tăng cường phối hợp, hiệp thương thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên trong xây dựng, thực hiện chương trình, kế hoạch giám sát, phản biện xã hội.
Tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực, bản lĩnh, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức tư vấn thuộc Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.
Có cơ chế động viên, khuyến khích đoàn viên, hội viên các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, các nhân sĩ, trí thức, doanh nhân, người có kinh nghiệm thực tiễn, người có uy tín trong các dân tộc, tôn giáo và nhân dân tham gia giám sát, phản biện xã hội. Kịp thời tôn vinh, khen thưởng, nhân rộng mô hình hay, kinh nghiệm tốt trong công tác này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thăng quân hàm, nâng lương sĩ quan trước thời hạn trong trường hợp nào? Thời hạn hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ hiện nay?
- Vượt đèn đỏ nhường xe ưu tiên có bị phạt không? Không nhường xe ưu tiên có bị phạt không? Xe ưu tiên gồm những xe nào?
- Mẫu quy trình bảo trì công trình xây dựng mới nhất? Việc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng được thực hiện thế nào?
- Link bình chọn bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024? https aseanutdfc com Bình chọn bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024 thế nào?
- Lý luận chính trị là gì? 04 nhiệm vụ giáo dục lý luận chính trị theo Hướng dẫn 172 được quy định như thế nào?