Chi tiết mức đóng BHYT 2024 của người lao động, học sinh, sinh viên? Mức đóng BHYT từ ngày 01/7/2024 sẽ thay đổi như thế nào?
Chi tiết mức đóng BHYT 2024 của từng nhóm đối tượng? Mức đóng BHYT từ ngày 01/7/2024 sẽ thay đổi như thế nào?
Tùy thuộc vào các nhóm mua bảo hiểm y tế khác nhau sẽ có mức đóng BHYT 2024 khác nhau.
Dưới đây là mức đóng BHYT 2024 của các nhóm đối tượng có thể tham khảo.
(1) Mức đóng bảo hiểm của người lao động
Người lao động làm việc ở thị trường lao động chính thức, có giao kết hợp đồng lao động, tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ đóng bảo hiểm y tế theo mức lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Cụ thể, tại Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì người lao động thuộc các trường hợp sau đây thuộc diện phải tham gia bảo hiểm y tế:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên.
- Cán bộ, công chức, viên chức.
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
Tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì hằng tháng, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên đóng 4,5% tiền lương tháng vào quỹ bảo hiểm y tế theo quy định, trong đó, người sử dụng lao động đóng 3%, còn người lao động đóng 1,5%.
Do đó, mức đóng BHYT của nhóm này phụ thuộc vào tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, chỉ thay đổi khi tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH thay đổi
(2) Mức đóng bảo hiểm y tế của học sinh, sinh viên
Theo quy định, mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của học sinh, sinh viên bằng 4,5% mức lương cơ sở. Trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%, người tham gia đóng 70%.
Như vậy, mức đóng bảo hiểm y tế của học sinh, sinh viên trong năm 2024 sẽ được tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng.
Tuy nhiên, ngày 01/10 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Nghị quyết nêu rõ, từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, bãi bỏ mức lương cơ sở từn gfay 01/07/2024. Như vậy, có thể mức đóng BHXH sẽ thay đổi từ ngày 01/07/2024. Hiện nay, vẫn chưa có văn bản quy định cụ thể về mức đóng bảo hiểm y tế từ ngày 01/07/2024.
Chi tiết mức đóng BHYT 2024 của người lao động, học sinh, sinh viên? Mức đóng BHYT từ ngày 01/7/2024 sẽ thay đổi như thế nào?
Đóng bảo hiểm 05 năm liên tục sẽ được hưởng những quyền lợi nào?
Tại Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế như sau:
Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
...
Như vậy, người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở sẽ được hưởng quyền lợi sau:
- 100% Chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh đi khám, chữa bệnh.
Lưu ý: Trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến thì sẽ không được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi đóng bảo hiểm y tế 05 năm liên tục. Trừ trường hợp khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện vẫn được hưởng 100% theo quy định.
Khi nào thời điểm thẻ Bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng?
Tại khoản 3 Điều 16 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có quy định về thẻ bảo hiểm y tế như sau:
Thẻ bảo hiểm y tế
3. Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng được quy định như sau:
...
a) Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế lần đầu, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;
b) Người tham gia bảo hiểm y tế liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước;
c) Đối tượng quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;
d) Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi. Trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày 30 tháng 9 của năm đó.
Theo đó thời điểm thẻ Bảo hiểm y tế có giá trị như sau:
- Thẻ Bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng áp dụng đối với các đối tượng sau:
+ Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.
+ Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng.
+ Nhóm do ngân sách nhà nước đóng..
- Người tham gia bảo hiểm y tế liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước.
- Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế đối với người tham gia bảo hiểm y tế từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính áp dụng với đối tượng sau :
+ Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008.
+ Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình theo quy định tại khoản 5 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008.
- Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi.
Trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày 30 tháng 9 của năm đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?