Chỉ tiêu phấn đấu đến hết nhiệm kỳ 2023-2028, có bao nhiêu (%) doanh nghiệp có 25 lao động trở lên thành lập tổ chức công đoàn cơ sở?
Chỉ tiêu phấn đấu đến hết nhiệm kỳ 2023-2028, có bao nhiêu (%) doanh nghiệp có 25 lao động trở lên thành lập tổ chức công đoàn cơ sở?
Xem thêm: Đồng chí nào làm Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII?
Xem thêm: Đoàn viên đóng đoàn phí công đoàn hằng tháng bao nhiêu phần trăm?
Theo tiểu mục 2.2 Mục 2 Phần I Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam quyết nghị chỉ tiêu phấn đấu đến hết nhiệm kỳ 2023-2028, có số phần trăm (%) doanh nghiệp có 25 lao động trở lên thành lập tổ chức công đoàn cơ sở như sau:
Các chỉ tiêu phấn đấu
...
*) Chỉ tiêu đến hết nhiệm kỳ
- Cả nước có 15 triệu đoàn viên công đoàn, thành lập tổ chức cơ sở ở 100% doanh nghiệp có từ 25 lao động trở lên.
- Ít nhất 83% doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được công đoàn thương lượng, ký kết được thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật.
- Phấn đấu 90% trở lên số vụ việc về lao động khởi kiện tại tòa án được công đoàn hỗ trợ, tham gia tố tụng bảo vệ khi đoàn viên có yêu cầu.
Như vậy, Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam quyết nghị chỉ tiêu phấn đấu đến hết nhiệm kỳ 2023-2028, có 100 (%) doanh nghiệp có 25 lao động trở lên thành lập tổ chức công đoàn cơ sở.
Tải về Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII
Chỉ tiêu phấn đấu đến hết nhiệm kỳ 2023-2028, có bao nhiêu (%) doanh nghiệp có 25 lao động trở lên thành lập tổ chức công đoàn cơ sở?
Hiến pháp 2013 quy định về Công đoàn thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Hiến pháp 2013 quy định về Công đoàn như sau:
Điều 10.
Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo đó, Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động.
Bên cạnh đó, tại Điều 9 Hiến pháp 2013 quy định:
Điều 9.
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị - xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Theo đó, Hiến pháp 2013 quy định Công đoàn Việt Nam là các tổ chức chính trị - xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm gì đối với Công đoàn?
Căn cứ tại Điều 22 Luật Công đoàn 2012 nêu rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với Công đoàn như sau:
- Phối hợp với Công đoàn thực hiện chức năng, quyền, nghĩa vụ của các bên theo quy định của pháp luật.
- Tạo điều kiện cho người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
- Phối hợp với công đoàn cùng cấp xây dựng, ban hành và thực hiện quy chế phối hợp hoạt động.
- Thừa nhận và tạo điều kiện để công đoàn cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
- Trao đổi, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin liên quan đến tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật khi Công đoàn đề nghị.
- Phối hợp với Công đoàn tổ chức đối thoại, thương lượng, ký kết, thực hiện thoả ước lao động tập thể và quy chế dân chủ cơ sở.
- Lấy ý kiến của công đoàn cùng cấp trước khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động.
- Phối hợp với Công đoàn giải quyết tranh chấp lao động và những vấn đề liên quan đến việc thực hiện pháp luật về lao động.
- Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn, cán bộ công đoàn và đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại các điều 24, 25 và 26 của Luật Công đoàn 2012.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?