Chi tổ chức hội nghị, tọa đàm xúc tiến đầu tư sử dụng nguồn ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?
Nguồn kinh phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư lấy từ đâu?
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 80/2022/TT-BTC về nội dung này như sau:
Nguồn kinh phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư
1. Nguồn chi thường xuyên của ngân sách trung ương để thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư quốc gia, hoạt động xúc tiến đầu tư của các Bộ, cơ quan ở trung ương.
2. Nguồn chi thường xuyên của ngân sách địa phương để thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư của địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước.
3. Đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia;
4. Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
5. Kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt;
6. Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư từ nguồn chi thường xuyên của ngân sách nhà nước được lấy từ 06 nguồn nêu trên.
Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí trong hoạt động xúc tiến đầu tư được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 80/2022/TT-BTC về nội dung này như sau:
Lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí
Việc lập dự toán, chấp hành và thanh, quyết toán kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Điều 92 và Điều 97 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn.
Theo đó, việc lập dự toán, quyết toán kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cho hoạt động xúc tiến đàu tư sẽ thực hiện theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước 2015, Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
Chi tổ chức hội nghị, tọa đàm xúc tiến đầu tư sử dụng nguồn ngân sách nhà nước được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Chi tổ chức hội nghị, tọa đàm xúc tiến đầu tư sử dụng nguồn ngân sách nhà nước như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 80/2022/TT-BTC quy định như sau:
Nội dung chi và mức chi
...
4. Chi tổ chức diễn đàn; hội nghị; hội thảo; tọa đàm xúc tiến đầu tư; tổ chức đối thoại giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư:
a) Tổ chức ở trong nước: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.
Trường hợp tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 71/2018/TT-BTC ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước.
b) Tổ chức ở nước ngoài: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí.
Cụ thể, tại Điều 11 Thông tư 40/2017/TT-BTC quy định về nội dung chi tổ chức hội nghị ở trong nước như sau:
- Chi thuê hội trường trong những ngày tổ chức hội nghị (trong trường hợp cơ quan, đơn vị không có địa điểm phải thuê hoặc có nhưng không đáp ứng được số lượng đại biểu tham dự); thuê máy chiếu, trang thiết bị, phòng họp trực tiếp phục vụ hội nghị.
- Chi tiền văn phòng phẩm phục vụ hội nghị; tài liệu, văn phòng phẩm phát cho đại biểu tham dự hội nghị.
- Chi thù lao và các khoản công tác phí cho giảng viên, báo cáo viên đối với hội nghị tập huấn nghiệp vụ, các lớp phổ biến, quán triệt triển khai cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước; chi bồi dưỡng người có báo cáo tham luận trình bày tại hội nghị.
- Tiền thuê phương tiện đưa đón đại biểu từ nơi nghỉ đến nơi tổ chức cuộc họp trong trường hợp cơ quan, đơn vị không có phương tiện hoặc có nhưng không đáp ứng được số lượng đại biểu.
- Chi giải khát giữa giờ.
- Chi hỗ trợ cho đại biểu là khách mời không trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp: Tiền ăn, tiền thuê phòng nghỉ và tiền phương tiện đi lại.
- Trong trường hợp phải tổ chức ăn tập trung, cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị được chi bù thêm phần chênh lệch giữa mức chi thực tế do tổ chức ăn tập trung với mức đã thu tiền ăn từ tiền phụ cấp lưu trú của các đại biểu thuộc cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các doanh nghiệp.
- Các khoản chi khác: Chi làm thêm giờ, mua thuốc chữa bệnh thông thường, trang trí hội trường và các khoản chi liên quan trực tiếp đến công tác tổ chức hội nghị.
-. Đối với khoản chi khen thưởng thi đua trong cuộc họp tổng kết hàng năm, chi cho công tác tuyên truyền không được tính trong kinh phí tổ chức hội nghị, mà phải tính vào khoản chi khen thưởng, chi tuyên truyền của cơ quan, đơn vị.
Thông tư 80/2022/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ ngày 16/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?