Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030: Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, tinh gọn, hiệu quả?

Tôi nghe nói Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 508/QĐ-TTg, theo đó sắp tới ngành thuế Việt Nam sẽ hiện đại, tinh gọn, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế, đặc biệt là giảm chi phí tuân thủ của người dân và doanh nghiệp. Tôi muốn biết thông tin này có đúng hay không và chi tiết của Quyết định này như thế nào?

Mục tiêu tổng quát về chiến lược cải cách thuế?

Căn cứ tiểu mục 2 mục I Điều 1 Quyết định 508/QĐ-TTg ngày 23 tháng 04 năm 2022, Chính phủ yêu cầu tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách thuế gắn với cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là nguồn thu mới, phù hợp với thông lệ quốc tế…hướng tới một hệ thống thuế đồng bộ, có cơ cấu bền vững, bảo đảm huy động hợp lý các nguồn lực cho ngân sách nhà nước, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Tiến tới xây dựng ngành thuế hiện đại, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Công tác quản lý thuế minh bạch, chuyên nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa thu tục và giảm chi phí cho người dân với ba trụ cột cơ bản trong công tác quản lý thuế như sau:

- Thế chế quản lý thuế đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập;

- Nguồn nhân lực chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới;

- Công nghệ thông tin hiện đại, tích hợp, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong bối cảnh kinh tế số.

Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể về cải cách chính sách thuế?

Căn cứ tiểu mục 1 mục II Điều 1 Quyết định 508/QĐ-TTg ngày 23 tháng 04 năm 2022, cần hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách thuế của Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn của hệ thống thuế tốt theo thông lệ quốc tế, đồng thời đáp ứng yêu cầu về nguồn lực để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, bao gồm các sắc thuế, phí, lệ phí chủ yếu:

- Thuế giá trị gia tăng;

- Thuế tiêu thụ đặc biệt;

- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

- Thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Thuế thu nhập cá nhân;

- Thuế tài nguyên;

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp;

- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;

- Thuế bảo vệ môi trường;

- Các khoản phí, lệ phí và thu khác thuộc ngân sách nhà nước.

Về quy mô thu ngân sách từ thuế, phí, bảo đảm duy trì tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước từ thuế, phí ở mức ổn định, hợp lý và phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn 5 năm 2021 - 2025 và 2026 - 2030, trong giai đoạn đầu tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh do ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19. Cụ thể:

- Đến năm 2025, tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân không thấp hơn 16% GDP, trong đó, tỷ lệ huy động từ thuế, phí khoảng 13 - 14% GDP; tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách nhà nước phấn đấu đến năm 2025 đạt khoảng 85 - 86%. Trong giai đoạn đầu tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh do ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19.

- Đến năm 2030, tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước khoảng 16 - 17% GDP, trong đó, tỷ lệ huy động từ thuế, phí khoảng 14 - 15% GDP; tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách nhà nước phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 86 - 87%.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030: Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, tinh gọn, hiệu quả?

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030: Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, tinh gọn, hiệu quả?

Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể về cải cách chính sách thuế: Hiện đại hoá toàn diện công tác quản lý thuế?

Ngoài ra, căn cứ tiểu mục 2 mục II Điều 1 Quyết định 508/QĐ-TTg ngày 23 tháng 04 năm 2022, chiến lược đặt mục tiêu, hiện đại hoá toàn diện công tác quản lý thuế, phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định pháp luật Việt Nam, trọng tâm là thể chế quản lý thuế, nguồn nhân lực và công nghệ thông tin, cụ thể: thể chế quản lý thuế đồng bộ, công khai, minh bạch, công bằng, áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế, tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế tuân thủ tự nguyện, cơ quan thuế có đủ năng lực quản lý thuế hiệu quả, hiệu lực; đội ngũ công chức thuế chuyên nghiệp, chuyên sâu, liêm chính; hệ thống công nghệ thông tin tích hợp, tập trung, đáp ứng yêu cầu xử lý, cung cấp thông tin cho quản lý thuế, công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan thuế và cung cấp dịch vụ điện tử, dịch vụ số cho người nộp thuế.

- Theo định hướng này, một số chỉ tiêu đến năm 2025 được quy định như sau:

+ Mức độ hài lòng của người nộp thuế với sự phục vụ của cơ quan thuế đạt tối thiểu 90%.

+ 100% Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan được bổ sung hoặc ban hành mới đúng kế hoạch.

+ Tỷ lệ hỗ trợ người nộp thuế được thực hiện qua phương thức điện tử đạt tối thiểu 70%.

+ Tỷ lệ hồ sơ đăng ký thuế được cơ quan thuế giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ nhận được đạt tối thiểu 80%.

+ Tỷ lệ khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế bằng phương thức điện tử của người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức đạt tối thiểu 98%; của cá nhân đạt tối thiểu 85%.

+ Tỷ lệ hồ sơ hoàn thuế, miễn, giảm thuế của người nộp thuế được cơ quan thuế giải quyết và trả kết quả đúng hạn đạt tối thiểu 98%.

+ Tỷ lệ tổng tiền thuế nợ đến thời điểm 31/12 hàng năm so với số thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước thu được trong năm không vượt quá 8% (trong đó phấn đấu tỷ lệ nợ đọng về thuế, phí dưới 5% tổng số thu ngân sách nhà nước). Tỷ lệ thu nợ đạt tối thiểu 80% nợ có khả năng thu thời điểm 31/12 năm trước chuyển sang.

+ Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin tích hợp, tập trung và đáp ứng 100% nhu cầu về thu thập, xử lý, lưu trữ, khai thác dữ liệu cho công tác quản lý thuế và chỉ đạo điều hành của cơ quan thuế, cung cấp dịch vụ điện tử cho người nộp thuế; 100% thông tin về khai thuế, nộp thuế điện tử được xử lý trong 24 giờ; 100% số tiền nộp thuế điện tử được hạch toán theo thời gian thực nộp; 100% người nộp thuế được cấp tài khoản tra cứu nghĩa vụ thuế và nộp thuế điện tử trên nền tảng thiết bị di động thông minh. Hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu xử lý truy cập từ xa cho 98% công chức có chức năng, nhiệm vụ phải xử lý công việc ngoài trụ sở cơ quan thuế

- Một số chỉ tiêu đến năm 2030 được quy định như sau:

+ Mức độ hài lòng của người nộp thuế với sự phục vụ của cơ quan thuế đạt tối thiểu 95%.

+ 100% Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan được bổ sung hoặc ban hành mới đúng kế hoạch.

+ Tỷ lệ hỗ trợ người nộp thuế được thực hiện qua phương thức điện tử đạt tối thiểu 90%.

+ Tỷ lệ hồ sơ đăng ký thuế được cơ quan thuế giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ nhận được đạt tối thiểu 90%.

+ Tỷ lệ khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế bằng phương thức điện tử của người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức đạt tối thiểu 98%; của cá nhân đạt tối thiểu 90%.

+ Tỷ lệ hồ sơ hoàn thuế, miễn, giảm thuế của người nộp thuế được cơ quan thuế giải quyết và trả kết quả đúng hạn đạt tối thiểu 98%.

+ Tỷ lệ tổng tiền thuế nợ đến thời điểm 31/12 hàng năm so với số thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước thu được trong năm không vượt quá 7% (trong đó phấn đấu tỷ lệ nợ đọng về thuế, phí dưới 5% tổng số thu ngân sách nhà nước). Tỷ lệ thu nợ đạt tối thiểu 90% nợ có khả năng thu thời điểm 31/12 năm trước chuyển sang.

+ Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin tích hợp, tập trung và đáp ứng 100% nhu cầu về thu thập, xử lý, lưu trữ, khai thác dữ liệu cho công tác quản lý thuế và chỉ đạo điều hành của cơ quan thuế, cung cấp dịch vụ điện tử cho người nộp thuế; 100% thông tin về khai thuế, nộp thuế điện tử được xử lý trong 24 giờ; 100% số tiền nộp thuế điện tử được hạch toán theo thời gian thực nộp; 100% người nộp thuế được cấp tài khoản tra cứu nghĩa vụ thuế và nộp thuế điện tử trên nền tảng thiết bị di động thông minh. Hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu xử lý truy cập từ xa cho 98% công chức có chức năng, nhiệm vụ phải xử lý công việc ngoài trụ sở cơ quan thuế.

Như vậy, Quyết định đề ra chiến lược xây dựng ngành Thuế Việt Nam hiện đại, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, chuyên sâu, chuyên nghiệp theo phương pháp quản lý rủi ro, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ của người dân và doanh nghiệp.

Cải cách chính sách thuế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030: Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, tinh gọn, hiệu quả?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cải cách chính sách thuế
23,901 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cải cách chính sách thuế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cải cách chính sách thuế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào