Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo có những định hướng thực hiện ở những mặt nào?

Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo có những định hướng thực hiện ở những mặt nào? - Câu hỏi của anh Vũ tại TP. Hồ Chí Minh

Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo có những định hướng thực hiện ở những mặt nào?

Ngày 3/4/2023 Chính phủ ban hành Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2023 phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, căn cứ Mục II Điều 1 Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2023 Chính phủ đã đề ra 06 định hướng và nhiệm vụ của Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Cụ thể thì Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo được định hướng về nhiệm vụ ở những vấn đề chủ yếu như sau:

- Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo

- Bảo vệ môi trường biển và hải đảo

- Bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn lợi biển và hải đảo

- Ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng

- Điều tra cơ bản biển và hải đảo

- Khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế

Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo có những định hướng thực hiện ở những mặt nào?

Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo có những định hướng thực hiện ở những mặt nào? (Hình từ Internet)

Chính phủ có định hướng phân vùng sử dụng không gian biển trong thời gian tới như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Điều 1 Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2023, tại phần định hướng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo. Chính phủ có định hướng phân vùng sử dụng không gian biển trong thời gian tới như sau:

Phân vùng sử dụng không gian biển
- Từng bước khắc phục những mâu thuẫn, chồng chéo về lợi ích khai thác, sử dụng tài nguyên giữa các ngành, các cấp, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và sinh kế của người dân, bảo đảm môi trường biển, các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo được bảo vệ hiệu quả, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
- Thực hiện các mục tiêu bảo đảm quốc phòng, an ninh; khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo; bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản và bảo tồn các di sản văn hóa biển;
- Ưu tiên bố trí không gian biển cho các hoạt động sau:
+ Phát triển du lịch sinh thái, du lịch địa chất thám hiểm khoa học, du lịch cộng đồng; du lịch văn hóa; du lịch ra các đảo, vùng biển xa bờ, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 11 - 12%/năm, về khách quốc tế từ 8 - 10% /năm và khách nội địa từ 5 - 6%/năm;
+ Phát triển hệ thống cảng biển xanh, thiết lập các khu vực biển đặc biệt nhạy cảm, tuyến hàng hải, có tính đến bối cảnh biến động trong khu vực và quốc tế. Các bến cảng khách quốc tế gắn với các vùng động lực phát triển du lịch; các bến cảng quy mô lớn phục vụ các khu kinh tế, khu công nghiệp; các bến cảng tại các huyện đảo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an ninh và chủ quyền biển đảo. Đảm bảo đáp ứng thông qua lượng hàng hóa từ 1.140 đến 1.423 triệu tấn (trong đó hàng container từ 38 đến 47 triệu TEU); hành khách từ 10,1 đến 10,3 triệu lượt khách;
+ Tìm kiếm thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí, các dạng hydrocarbon phi truyền thống, các bể trầm tích tại các khu vực biển Việt Nam đảm bảo năng lượng sơ cấp đến năm 2030 đạt khoảng 175 - 195 triệu TOE (tấn dầu quy đổi);
+ Phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển, khai thác thủy sản xa bờ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản nhằm mục tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3,0 - 4,0%/năm; tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn; trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản 7,0 triệu tấn, sản lượng khai thác thủy sản 2,8 triệu tấn;
+ Phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển và các đảo với các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ nền tảng, công nghệ nguồn. Phấn đấu số lượng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 20%/năm;
+ Phát triển năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới thân thiện môi trường, đảm bảo tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp đạt 32,3%;
+ Xác định các khu vực có thể lấn biển, đảo nhân tạo để phát triển kinh tế - xã hội và khu vực nhận chìm ở biển trong trường hợp các vật liệu nạo vét không đổ được trên bờ;
+ Hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thống cảng các, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, bảo đảm đủ công suất cho tàu cá thực hiện cập cảng, neo đậu.

Theo đó, về công tác phân vùng sử dụng không gian biển trong thời gian tới phải đảm bảo khắc phục những mâu thuẫn, chồng chéo về lợi ích, bảo đảm môi trường biển, các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo được bảo vệ hiệu quả, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Đồng thời thực hiện các mục tiêu bảo đảm quốc phòng, an ninh; khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo; bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản và bảo tồn các di sản văn hóa biển; thực hiện ưu tiên bố trí không gian biển cho các hoạt động được liệt kê như trên.

Đến năm 2030, tỷ lệ thu hồi xử lý rác thải nhựa tại các bãi biển, khu du lịch biển và khu bảo tồn biển đạt 100%?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục II Điều 1 Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2023 có quy định như sau:

Bảo vệ môi trường biển và hải đảo
a) Thực hiện định kỳ công tác điều tra, thống kê, phân loại, quan trắc và đánh giá các loại hình ô nhiễm, tình trạng ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm môi trường biển.
b) Đẩy mạnh điều tra, đánh giá sức chịu tải môi trường, xác định cấp độ rủi ro ô nhiễm môi trường biển cho phát triển kinh tế biển; phân vùng rủi ro và lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển; công bố các khu vực biển, hải đảo vượt sức chịu tải môi trường. Đến năm 2025, hoàn thành lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm và đánh giá sức chịu tải môi trường tại một số vùng rủi ro ô nhiễm cao ở vùng biển ven bờ.
c) Tăng cường năng lực và chủ động kiểm soát, giám sát, xử lý các vấn đề môi trường biển trong khu vực và toàn cầu bao gồm ô nhiễm xuyên biên giới, axit hóa đại dương và các vấn đề liên quan khác.
d) Ưu tiên nguồn lực từ nguồn kinh phí bảo vệ môi trường để triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030. Đến năm 2030, tỷ lệ thu hồi, xử lý rác thải nhựa tại các bãi biển, khu du lịch biển và khu bảo tồn biển đạt 100%.
đ) Tăng cường năng lực hệ thống quan trắc, giám sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Đến năm 2030, hệ thống quan trắc, giám sát tổng hợp được hoàn thiện, hoạt động hiệu quả và được kết nối và tích hợp dữ liệu với hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quốc gia.
e) Kiện toàn tổ chức và xây dựng các công cụ, phương tiện, chế tài nhằm tăng cường hiệu quả công tác phối hợp, thanh tra, kiểm tra, giám sát trong kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.

Theo đó, với định hướng về Bảo vệ môi trường biển và hải đảo, Chính phủ đã đề ra mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ thu hồi, xử lý rác thải nhựa tại các bãi biển, khu du lịch biển và khu bảo tồn biển đạt 100%.

Môi trường biển và hải đảo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc thu thập dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được quy định ra sao?
Pháp luật
Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phải được xác định trên cơ sở nào?
Pháp luật
Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được thực hiện hoạt động điều tra như thế nào? Trong hoạt động điều này có yêu cầu gì hay không?
Pháp luật
Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo có những định hướng thực hiện ở những mặt nào?
Pháp luật
07 nhóm giải pháp thực hiện Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đã được Chính phủ đề ra là gì?
Pháp luật
Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo được thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu nào?
Pháp luật
Thực hiện điều chỉnh dự án, đề án, nhiệm vụ thuộc chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo như thế nào?
Pháp luật
Nội dung của chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo bao gồm những gì?
Pháp luật
Chương trình trọng điểm Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được đánh giá thực hiện theo những nội dung nào?
Pháp luật
Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được xây dựng dựa trên những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Việc lấy ý kiến về dự thảo chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được thực hiện thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Môi trường biển và hải đảo
1,655 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Môi trường biển và hải đảo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Môi trường biển và hải đảo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào