Chính lễ Đại lễ Phật Đản năm 2024 là ngày bao nhiêu? Đại lễ Phật Đản năm 2024 rơi vào thứ mấy?
Chính lễ Đại lễ Phật Đản năm 2024 là ngày bao nhiêu? Đại lễ Phật Đản năm 2024 rơi vào thứ mấy?
Nhằm kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Tăng Ni, Phật tử trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngày đản sinh của Đức Phật đã được Liên hợp quốc tổ chức hàng năm là lễ hội tôn giáo thế giới nhằm tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của Phật giáo vì hòa bình cho nhân loại.
Chính lễ Đại lễ Phật Đản năm 2024 rơi vào ngày 15 tháng 4 âm lịch tức thứ 4 ngày 22 tháng 5 năm 2024 dương lịch.
Chính lễ Đại lễ Phật Đản năm 2024 là ngày bao nhiêu? Đại lễ Phật Đản năm 2024 rơi vào thứ mấy? (Hình từ Internet)
Chương trình đại lễ Phật đản sinh lần thứ 2648 năm như thế nào?
Theo Thông bạch 88/TB-HĐTS năm 2024 Tải hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024 gửi đến Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố.
Nhằm kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Tăng Ni, Phật tử trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngày đản sinh của Đức Phật đã được Liên hợp quốc tổ chức hàng năm là lễ hội tôn giáo thế giới nhằm tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của Phật giáo vì hòa bình cho nhân loại.
Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đề nghị Ban Trị sự GHPGVN các cấp, các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước, Tăng Ni và đồng bào Phật tử tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh lần thứ 2648 năm - Phật lịch 2568
Thời gian tổ chức tuần lễ Phật đản năm 2024: Từ ngày 1-4 đến 15-4-Giáp Thìn (tức 8-5 đến 22-5-2024),
Bên cạnh đó có hướng dẫn chương trình đại lễ Phật đản sinh lần thứ 2648 năm 2024 như sau:
1. Ngày 8-4-Giáp Thìn (15-5-2024):
- Đúng 4 giờ sáng, tất cả các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước cử 3 hồi chuông trống Bát-nhã Kính mừng Đức Phật đản sinh, cầu nguyện quốc thái dân an.
- Tổ chức tuần lễ tụng kinh Kính mừng Phật đản, kinh Chuyển Pháp luân, và các kinh cầu an…, cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hòa bình.
2. Ngày 15-4-Giáp Thìn (22-5-2024):
Đúng 4 giờ sáng, tất cả các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước cử 3 hồi chuông trống Bát-nhã rước Đức Phật đản sinh.
Cử hành Đại lễ Phật đản:
- Niệm Phật cầu gia bị.
- Cử Quốc ca, Đạo ca.
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu tham dự, chương trình Đại lễ.
- Dâng hoa kính mừng Phật đản.
- Tuyên đọc Thông điệp Phật đản Phật lịch 2568 của Đức Pháp chủ GHPGVN.
- Diễn văn Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.
- Phát biểu của đại diện chính quyền.
- Nghi thức tụng niệm kính mừng Phật đản.
- Nghi thức Tắm Phật.
- Hồi hướng.
- Thả chim bồ câu và bóng bay hòa bình.
- Cảm tạ của Ban Tổ chức.
Chương trình thuyết giảng, diễu hành xe hoa, sự kiện văn hóa: tại chùa, cơ sở tự viện; tổ chức các chương trình văn hóa, nghệ thuật, triển lãm chào mừng và diễu hành xe hoa (nếu có điều kiện)…
Nội dung Đại Lễ Phật đản
- Thông điệp Phật đản Phật lịch 2568 của Đức Pháp chủ GHPGVN.
- Diễn văn Đại Lễ Phật đản Phật lịch 2568 của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.
- Bài giảng về ý nghĩa Phật đản Phật lịch 2568 của Ban Hoằng pháp T.Ư GHPGVN.
- Các biểu ngữ được treo trong ngày Đại lễ Phật đản:
+ Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2568
+ Đoàn kết hòa hợp, trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội.
+ Phục vụ chúng sinh là thiết thực cúng dường chư Phật.
Ban tổ chức Lễ Phật Đản phải có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội; trách nhiệm của Ban Tổ chức lễ hội
...
2. Ban tổ chức lễ hội thực hiện trách nhiệm sau
a) Ban hành, phổ biến quy chế làm việc và phân công trách nhiệm của các thành viên Ban tổ chức lễ hội; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
b) Tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh, bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác; thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội;
c) Xây dựng và triển khai phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
d) Quy định khu vực vui chơi giải trí và khu vực tổ chức các hoạt động dịch vụ, bảo đảm không lấn chiếm khuôn viên di tích; treo, đặt bảng phổ biến nội dung, biển hướng dẫn ở vị trí phù hợp, thuận tiện cho việc tiếp nhận thông tin của người tham gia lễ hội;
đ) Yêu cầu người cung ứng dịch vụ, hàng hóa tại khu vực lễ hội phải niêm yết công khai và bán đúng giá niêm yết; không chèo kéo và ép giá; không bày bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc; không bày bán động vật quý hiếm, các thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh theo quy định của pháp luật;
e) Không bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; hướng dẫn việc đặt tiền lễ đúng nơi quy định; quản lý và sử dụng nguồn thu từ hoạt động lễ hội hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng mục đích.
Theo như quy định trên, ban tổ chức Lễ Phật Đản phải có những trách nhiệm theo quy định trên.
Trong đó, không tiến hành bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; hướng dẫn việc đặt tiền lễ đúng nơi quy định; quản lý và sử dụng nguồn thu từ hoạt động lễ hội hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng mục đích.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?