Chính phủ đẩy mạnh áp dụng các công cụ, biện pháp quản lý nợ hiện đại trong Chiến lược nợ công 2021 - 2030?
Mục tiêu của Chiến lược nợ công giai đoạn 2021 - 2030?
Tại Quyết định 460/QĐ-TTg năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra mục tiêu của Chiến lược nợ công giai đoạn 2021 - 2030, cụ thể:
- Mục tiêu tổng quát:
Tổ chức huy động vốn vay đáp ứng nhu cầu của ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ với chi phí vay hợp lý, phù hợp với mức độ rủi ro của khoản vay, đảm bảo khả năng trả nợ; duy trì các chỉ số nợ công, nợ Chính phủ ở mức an toàn, kiểm soát đối với nợ nước ngoài, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia; thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước; gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030.
- Mục tiêu cụ thể:
a) Giai đoạn 2021-2025:
- Kiểm soát chỉ tiêu bội chi ngân sách nhà nước được Quốc hội phê duyệt trong dự toán ngân sách nhà nước và kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2021-2025, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn về nợ bao gồm trần, ngưỡng trong giới hạn được Quốc hội phê duyệt.
b) Dự kiến đến năm 2030:
- Nợ công không quá 60%GDP, nợ Chính phủ không quá 50%GDP.
- Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ bình quân không quá 25% tổng thu ngân sách nhà nước.
- Nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP.
Vậy mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam sẽ: Nợ công không quá 60% GDP, nợ Chính phủ không quá 50% GDP; Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ bình quân không quá 25% tổng thu ngân sách nhà nước; Nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP.
Chính phủ đẩy mạnh áp dụng các công cụ, biện pháp quản lý nợ hiện đại trong Chiến lược nợ công 2021 - 2030
Hai giai đoạn hoàn thiện thể chế chính sách và công cụ quản lý nợ?
Theo Quyết định 460/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lực nợ công giai đoạn 2021 - 2030, Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện thể chế chính sách và công cụ quản lý nợ qua 2 giai đoạn, cụ thể như sau:
- Giai đoạn 2021 - 2030:
+ Tiếp tục rà soát các Luật, Nghị định, đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện về quy định thể chế, chức năng nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chính quyền địa phương đảm bảo nhất quán với quy định của Luật Quản lý nợ công năm 2017. Tổ chức nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thống nhất chức năng quản lý vốn vay nợ công với quản lý đầu tư công trong tổng thể ngân sách nhà nước để nâng cao hiệu quả.
+ Tổ chức thực hiện tốt các công cụ nợ (chiến lược, kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm, chương trình quản lý nợ công 03 năm, kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm) làm căn cứ triển khai các nghiệp vụ về huy động, sử dụng vốn vay cho đầu tư phát triển trong từng giai đoạn cụ thể.
+ Tổ chức rà soát, đánh giá tình hình triển khai Luật Quản lý nợ công 2017, báo cáo Chính phủ bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các quy định để triển khai có hiệu quả Luật quản lý nợ công, bổ sung chế tài để nâng cao trách nhiệm thanh toán trả nợ của đối tượng được bảo lãnh, không chuyển nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp thành nghĩa vụ nợ của Nhà nước; nghiên cứu, bổ sung quy định về khung quản lý rủi ro danh mục nợ Chính phủ phù hợp với thông lệ quốc tế.
+ Nghiên cứu, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các hạn mức nợ nước ngoài khu vực tư nhân, báo cáo Chính phủ đề xuất chủ trương bổ sung, sửa đổi hoặc báo cáo Quốc hội sửa đổi các quy định về giám sát, quản lý nợ nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng cho phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước, tính chất nguồn vốn vay và đối tượng vay.
- Giai đoạn 2026 - 2030:
+ Tổng kết, đánh giá Luật Quản lý nợ công 2017, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội bổ sung, sửa đổi Luật Quản lý nợ công, hoàn thiện thể chế để triển khai có hiệu quả công tác quản lý nợ theo thông lệ quốc tế.
+ Trên cơ sở tổng kết, đánh giá quy định pháp luật về phương thức quản lý nợ nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng bằng hạn mức, căn cứ chủ trương của cấp thẩm quyền cho phép tách bạch quản lý nợ nước ngoài tự vay, tự trả với nợ nước ngoài khu vực công, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu, báo cáo cấp thẩm quyền điều chỉnh hoặc ban hành quy định triển khai chính sách quản lý nợ nước ngoài tự vay, tự trả nhằm kiểm soát luồng vốn theo mục tiêu đề ra của giai đoạn 2026-2030.
+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Chính phủ hoàn thiện khung pháp lý, mô hình tổ chức về ổn định tài chính để thực thi chính sách an toàn vĩ mô.
Chính phủ đẩy mạnh thực hiện các công cụ, biện pháp quản lý nợ hiện đại?
Tại Quyết định 460/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện các công cụ, biện pháp quản lý nợ hiện đại trong Chiến lược nợ công 2021 - 2030 như sau:
- Chủ động kết hợp linh hoạt các công cụ nợ, kênh huy động trong và ngoài nước tùy theo điều kiện thị trường để đảm bảo danh mục nợ Chính phủ đáp ứng các mục tiêu quản lý rủi ro đặt ra.
- Triển khai công cụ quản lý nợ Chính phủ theo quy định phù hợp với yêu cầu thực tiễn, gắn với quản lý ngân sách nhà nước, quản lý ngân quỹ nhà nước, bảo đảm hiệu quả, an toàn và thanh khoản của ngân sách nhà nước.
- Tiếp tục phát hành trái phiếu Chính phủ gắn với tái cơ cấu nợ công, nợ Chính phủ theo hướng tập trung phát hành trái phiếu Chính phủ kỳ hạn từ 5 năm trở lên khi thị trường thuận lợi để vừa huy động vốn cho ngân sách nhà nước, vừa kéo dài kỳ hạn bình quân danh mục nợ trái phiếu Chính phủ.
- Căn cứ điều kiện thị trường tích cực thực hiện các nghiệp vụ cơ cấu lại nợ (nghiệp vụ mua lại, hoán đổi, sử dụng công cụ phái sinh và các nghiệp vụ khác) với chi phí phù hợp để cơ cấu lại danh mục nợ trong nước và nước ngoài của Chính phủ theo hướng an toàn, bền vững, góp phần giãn nghĩa vụ trả nợ gốc qua các năm, giảm áp lực thanh khoản cho ngân sách nhà nước.
- Đối với áp lực trả nợ trực tiếp của Chính phủ tăng cao trong trung, dài hạn, xem xét điều chỉnh cơ chế, chính sách để bố trí một phần ngân sách nhà nước trả nợ gốc, qua đó giảm gánh nặng nợ. Đối với các khoản vay, công cụ nợ huy động thời gian tới cần tính toán để đảm bảo lịch trả nợ dàn đều, không để nghĩa vụ trả nợ tập trung vào một số năm.
- Nghiên cứu thông lệ quốc tế, tiến tới áp dụng phương pháp thống kê nợ nước ngoài của khu vực công theo nguyên tắc nơi cư trú của chủ nợ để phù hợp hơn với chuẩn mực quốc tế; đồng thời theo dõi chỉ tiêu nợ nước ngoài theo tiêu chí ngoại tệ để quản lý rủi ro tỷ giá. Báo cáo tách bạch nợ nước ngoài của khu vực công (nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh) và nợ tự vay, tự trả của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng.
- Áp dụng các biện pháp củng cố kiểm soát dòng vốn song song với kiểm soát theo hạn mức rút vốn ròng, bao gồm:
+ Nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền cho phép áp dụng một số biện pháp bổ trợ quản lý nợ nước ngoài của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay, tự trả nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động vay nước ngoài ngắn, trung - dài hạn: áp dụng giới hạn về mức vay nước ngoài theo từng nhóm doanh nghiệp; yêu cầu thực hiện biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với các khoản vay nước ngoài bằng ngoại tệ; cải tiến cơ chế báo cáo và chế tài phù hợp với biện pháp kiểm soát vay ngắn, trung - dài hạn; kiểm soát việc vay nợ của các tổ chức tín dụng thông qua các tỷ lệ đảm bảo an toàn...
+ Nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền về khả năng áp dụng biện pháp giám sát thông qua các chỉ tiêu an toàn song song với việc điều chỉnh khung pháp lý về quản lý nợ nước ngoài tự vay, tự trả theo hướng không áp dụng hạn mức trần nợ tự vay, tự trả của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?