Chính phủ quy định tiêm chủng miễn phí cho các đối tượng nào? Số lượng, chủng loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng được cung ứng ra sao?
Chính phủ quy định tiêm chủng miễn phí cho các đối tượng nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 104/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 13/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Tiêm chủng là việc đưa vắc xin vào cơ thể con người với mục đích tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch để dự phòng bệnh tật.
...
7. Chương trình tiêm chủng mở rộng là chương trình do Nhà nước tổ chức để tiêm chủng miễn phí đối với các vắc xin bắt buộc sử dụng để phòng các bệnh truyền nhiễm cho trẻ em và phụ nữ có thai.
Như vậy, theo quy định chính thức từ ngày 05/02/2024 Nhà nước sẽ tổ chức Chương trình tiêm chủng mở rộng để tiêm chủng miễn phí đối với các vắc xin bắt buộc sử dụng, tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch để dự phòng bệnh tật, phòng các bệnh truyền nhiễm cho hai đối tượng là trẻ em và phụ nữ có thai.
Chính phủ quy định tiêm chủng miễn phí cho các đối tượng nào? Số lượng, chủng loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng được cung ứng ra sao?
Việc cung ứng vắc xin cho hoạt động tiêm chủng mở rộng được quy định thế nào?
Theo Điều 7 Nghị định 104/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 13/2024/NĐ-CP quy định quy định về việc cung ứng vắc xin cho hoạt động tiêm chủng như sau:
- Vắc xin sử dụng cho hoạt động tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch do Nhà nước bảo đảm về số lượng, chủng loại phù hợp với nhu cầu hằng năm và được dự trữ trong 6 tháng;
- Căn cứ số lượng đối tượng tiêm chủng, thời gian và định mức sử dụng của từng loại vắc xin, cơ sở tiêm chủng có trách nhiệm lập dự kiến nhu cầu vắc xin quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 104/2016/NĐ-CP của cả năm gửi cơ quan được giao quản lý về tiêm chủng cấp huyện tổng hợp gửi Sở Y tế trước ngày 30 tháng 5 hằng năm để chỉ đạo việc cấp vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng;
- Căn cứ đề xuất về nhu cầu vắc xin của cơ quan được giao quản lý về tiêm chủng cấp huyện, Sở Y tế có trách nhiệm tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhu cầu và gửi về Bộ Y tế trước ngày 30 tháng 6 hằng năm để xây dựng kế hoạch cung ứng, sử dụng vắc xin và tiêm chủng hằng năm;
- Khi xảy ra tình trạng thừa, thiếu vắc xin cục bộ tại các cơ sở tiêm chủng, Sở Y tế giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc điều phối vắc xin giữa các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn để bảo đảm cung ứng vắc xin đầy đủ, kịp thời, liên tục và báo cáo Bộ Y tế về tình hình sử dụng vắc xin theo định kỳ hằng tháng;
- Khi xảy ra tình trạng thừa, thiếu vắc xin cục bộ tại một số tỉnh, Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị liên quan điều phối vắc xin giữa các tỉnh.
Kinh phí cho hoạt động tiêm chủng được lấy từ những nguồn nào?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 104/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 13/2024/NĐ-CP quy định về nguồn kinh phí cho hoạt động tiêm chủng như sau:
- Nguồn kinh phí hình thành cho hoạt động tiêm chủng:
+ Ngân sách nhà nước;
+ Tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong, ngoài nước;
+ Nguồn Quỹ bảo hiểm y tế;
+ Các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho:
+ Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế cho các đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 28 và khoản 4 Điều 29 của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007;
+ Đầu tư hệ thống dây chuyền lạnh cho Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch;
+ Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông, kiểm tra, thanh tra hoạt động tiêm chủng, chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học để ứng dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong tiêm chủng;
+ Bồi thường khi sử dụng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch bị tai biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng
- Ngân sách trung ương được bố trí trong ngân sách chi thường xuyên của Bộ Y tế để bảo đảm kinh phí cho các hoạt động trong Chương trình tiêm chủng mở rộng sau đây:
+ Mua vắc xin cho các đối tượng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
+ Kiểm định vắc xin.
+ Tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin đến tuyến tỉnh, thành phố.
+ Thông tin, giáo dục, truyền thông, chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học để ứng dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong tiêm chủng, giám sát đánh giá hiệu quả vắc xin tại trung ương.
+ Bồi thường khi sử dụng vắc xin xảy ra tai biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng tại cơ sở tiêm chủng thuộc các Bộ, cơ quan trung ương.
Trường hợp tai biến khi sử dụng vắc xin tại các cơ sở tiêm chủng tại địa phương được xác định nguyên nhân do chất lượng của vắc xin, đặc tính cố hữu của vắc xin, sai sót trong khâu bảo quản, vận chuyển vắc xin từ trung ương đến tuyến tỉnh, thành phố thì ngân sách trung ương bố trí kinh phí để bồi thường.
Như vậy, kinh phí cho hoạt động tiêm chủng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo cho các hoạt động từ cơ sở vật chất cho việc tiêm chủng vắc xin đến việc tuyên truyền, đào tạo kỹ thuật, phương pháp trong việc tiêm chủng. Đặc biệt, đối với Ngân sách trung ương được bố trí trong ngân sách chi thường xuyên của Bộ Y tế để bảo đảm kinh phí cho các hoạt động tiêm chủng miễn phí đối với các vắc xin bắt buộc sử dụng để phòng các bệnh truyền nhiễm cho trẻ em và phụ nữ có thai trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?