Chính sách chi hỗ trợ xây dựng mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh được thực hiện như thế nào?
- Mức chi hỗ trợ xây dựng mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh như thế nào?
- Mức chi hỗ trợ chi phí vận hành các dự án “Trung tâm hỗ trợ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” tại trường Đại học như thế nào?
- Chi hỗ trợ xây dựng và vận hành thí điểm các dự án “Trung tâm kết nối giao thương thương mại, du lịch và quảng bá sản vật vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” như thế nào?
Mức chi hỗ trợ xây dựng mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh như thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 14 Thông tư 15/2022/TT-BTC quy định như sau:
Chi hỗ trợ thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
1. Hỗ trợ xây dựng mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh
a) Hỗ trợ 50% chi phí đào tạo nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tại hiện trường, nhưng không quá 30 triệu đồng/khóa đào tạo, tối đa 05 khóa/mô hình;
b) Hỗ trợ 100% chi phí hợp đồng đặt hàng các cơ sở viện, trường để nghiên cứu thử nghiệm phát triển sản phẩm dịch vụ nhưng không quá 30 triệu đồng/hợp đồng và tối đa 05 hợp đồng/mô hình;
c) Hỗ trợ 75% chi phí thiết kế bao bì, nhãn mác, quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản phẩm, tối đa 150 triệu đồng/mô hình;
Theo như quy định trên thì mức chi hỗ trợ xây dựng mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh được thực hiện như sau:
- 50% đối với chi phí đào tạo nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tại hiện trường
- 100% đối với chi phí hợp đồng đặt hàng các cơ sở viện, trường để nghiên cứu thử nghiệm phát triển sản phẩm dịch vụ
- 75% đối với chi phí thiết kế bao bì, nhãn mác, quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản phẩm
Chính sách chi hỗ trợ xây dựng mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh được thực hiện như thế nào?
Mức chi hỗ trợ chi phí vận hành các dự án “Trung tâm hỗ trợ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” tại trường Đại học như thế nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 14 Thông tư 15/2022/TT-BTC quy định như sau:
Chi hỗ trợ thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
...
2. Hỗ trợ chi phí vận hành các dự án “Trung tâm hỗ trợ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” tại các trường đại học và Văn phòng điều phối Chương trình thuộc Ủy ban Dân tộc
a) Chi mua sắm trang thiết bị thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu; chi sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở vật chất thực hiện theo quy định tại Thông tư số 65/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 07 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công (sau đây viết tắt là Thông tư số 65/2021/TT-BTC).
Đối với kinh phí nâng cấp, cải tạo hạ tầng cơ sở vật chất thuộc dự án: bố trí từ nguồn vốn đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
b) Hỗ trợ xây dựng trang thông tin điện tử, hệ thống cơ sở dữ liệu, cổng kết nối điện tử hỗ trợ trực tuyến theo dự án hoặc đề cương chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng tối đa 01 tỷ đồng/trung tâm;
c) Hỗ trợ gian hàng kết nối, giới thiệu sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi và thu hút đầu tư (theo hình thức trực tuyến và trực tiếp), mức hỗ trợ tối đa 400 triệu đồng/trung tâm (không bao gồm kinh phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, đầu tư cơ sở hạ tầng);
d) Hỗ trợ thuê chuyên gia tư vấn theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Thông tư này;
đ) Hỗ trợ triển khai hoạt động tập huấn cho cán bộ, giảng viên và chuyên gia tư vấn khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Nội dung và mức chi theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này, nhưng tối đa 100 triệu đồng/lớp và không quá 01 lớp/năm;
e) Hỗ trợ triển khai các khóa tập huấn khởi sự kinh doanh cho người dân tộc thiểu số, doanh nghiệp, hợp tác xã tại khu vực đặc biệt khó khăn. Nội dung và mức chi theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này, nhưng tối đa 150 triệu đồng/lớp và không quá 05 lớp/năm;
g) Hỗ trợ tổ chức chương trình ngày hội kết nối khởi nghiệp dân tộc thiểu số; các cuộc thi khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Nội dung và mức chi theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 4 Thông tư này, nhưng mức hỗ trợ tối đa 200 triệu đồng/chương trình và không quá 02 chương trình/năm; tối đa 330 triệu đồng/cuộc thi và không quá 01 cuộc thi/năm;
h) Hỗ trợ tổ chức hoạt động chợ phiên kết nối sản phẩm và thu hút thường niên (theo hình thức trực tuyến và trực tiếp) với mức hỗ trợ là 45 triệu đồng/phiên chợ và không quá 02 phiên chợ trong 01 tháng, thời gian hỗ trợ tối đa 48 tháng;
i) Hỗ trợ hoạt động quảng cáo, tuyên truyền theo mức tối đa 300 triệu đồng/năm và không quá 03 năm.
Theo đó, mức chi hỗ trợ chi phí vận hành các dự án “Trung tâm hỗ trợ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” tại trường Đại học được thực hiện theo quy định như trên.
Chi hỗ trợ xây dựng và vận hành thí điểm các dự án “Trung tâm kết nối giao thương thương mại, du lịch và quảng bá sản vật vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” như thế nào?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 14 Thông tư 15/2022/TT-BTC quy định như sau:
Chi hỗ trợ thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
...
3. Chi hỗ trợ xây dựng và vận hành thí điểm các dự án “Trung tâm kết nối giao thương thương mại, du lịch và quảng bá sản vật vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” tại Ủy ban Dân tộc và các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Lào Cai, Lâm Đồng, Cần Thơ
a) Hỗ trợ triển khai các khóa tập huấn kỹ năng phát triển kinh doanh, kiến thức pháp luật về hợp đồng, nghiệp vụ bán hàng và ứng dụng công nghệ số trong kết nối giao thương cho người dân tộc thiểu số, doanh nghiệp, hợp tác xã có nhu cầu tham gia kết nối giao thương và người lao động tại Trung tâm kết nối giao thương. Nội dung và mức chi theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này nhưng tối đa 150 triệu đồng/lớp và không quá 06 lớp/năm;
b) Hỗ trợ hoạt động quảng cáo, tuyên truyền, xây dựng các tư liệu phục vụ quảng bá, tiếp thị theo mức tối đa 300 triệu đồng/năm;
c) Hỗ trợ tổ chức sự kiện kết nối giao thương B2B (kết nối doanh nghiệp đến doanh nghiệp). Nội dung và mức chi theo quy định tại khoản 2 và khoản 8 Điều 4 Thông tư này nhưng tối đa 150 triệu đồng/sự kiện và không quá 06 sự kiện/năm;
d) Hỗ trợ xây dựng và phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ kết nối giao thương, hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ kết nối giao thương: Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này, tối đa 500 triệu đồng/Trung tâm.
Như vậy, việc chi hỗ trợ xây dựng và vận hành thí điểm các dự án “Trung tâm kết nối giao thương thương mại, du lịch và quảng bá sản vật vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” sẽ được thực hiện tại các tỉnh, thành như Quảng Ninh, Lào Cai, Lâm Đồng và Cần Thơ.
Theo đó, chính sách hỗ trợ sẽ gồm có hỗ trợ triển khai các khóa tập huấn kỹ năng phát triển kinh doanh, kiến thức pháp luật về hợp đồng, nghiệp vụ bán hàng và ứng dụng công nghệ số trong kết nối giao thương; hỗ trợ hoạt động quảng cáo, tuyên truyền; hỗ trợ tổ chức sự kiện kết nối giao thương theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?