Chính sách cho thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn được vay vốn lên đến 1 tỷ đồng đã có hiệu lực từ ngày 08/08?
Từ ngày 08/08, thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn được vay vốn lên đến 1 tỷ đồng?
Ngày 05/06/2023, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định 17/2023/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 31/2007/QĐ-TTg và Quyết định 92/2009/QĐ-TTg. Quyết định 17/2023/QĐ-TTg đã có hiệu lực từ ngày 08/08/2023.
Theo quy định tại Điều 8 Quyết định 92/2009/QĐ-TTg quy định về mức vốn cho vay đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn như sau:
Mức vốn cho vay
1. Đối với thương nhân là cá nhân không thực hiện mở sổ sách kế toán và nộp thuế khoán theo quy định của cơ quan thuế: Mức vốn cho vay tối đa là 50 triệu đồng.
2. Đối với thương nhân là cá nhân thực hiện mở sổ sách kế toán và kê khai nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật: mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng.
3. Đối với thương nhân là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp. Mức vốn cho vay tối đa là 500 triệu đồng.
* Khoản 1 Điều 8 Quyết định 92/2009/QĐ-TTg sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 307/QĐ-TTg năm 2016.
Theo đó, tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 17/2023/QĐ-TTg đã sửa đổi, bổ sung Điều 8 Quyết định 92/2009/QĐ-TTg như sau:
Mức vốn cho vay
1. Đối với thương nhân là cá nhân: Mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng/cá nhân.
2. Đối với thương nhân là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật: Mức vốn cho vay tối đa là 1 tỷ đồng/tổ chức.
Như vậy, theo Quyết định mới, không phân biệt đối tượng thương nhân là cá nhân đã thực hiện việc mở sổ sách kế toán và nộp thuế khoán hay chưa thì mức vốn cho vay với thương nhân là cá nhân sẽ tăng lên tối đa 100 triệu đồng/ cá nhân, đối với tổ chức sẽ là tối đa là 1 tỷ đồng/tổ chức.
Bên cạnh đó, tại Điều 9 Quyết định 92/2009/QĐ-TTg quy định về lãi suất cho vay:
- Lãi suất cho vay áp dụng bằng mức lãi suất cho vay đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn.
- Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
- Việc điều chỉnh mức lãi suất cho vay do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội.
Từ ngày 08/08, thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn được vay vốn lên đến 1 tỷ đồng?
Vùng khó khăn được thụ hưởng chính sách tín dụng đối với thương nhân đang hoạt động thương mại được quy định như thế nào?
Theo đó, tại Điều 2 Quyết định 92/2009/QĐ-TTg được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Quyết định 17/2023/QĐ-TTg quy định về vùng khó khăn được thụ hưởng chính sách tín dụng đối với thương nhân đang hoạt động thương mại như sau:
Vùng khó khăn
1. Vùng khó khăn được thụ hưởng chính sách tín dụng đối với thương nhân quy định tại Quyết định này bao gồm:
a) Các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) quy định trong Danh mục các đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành cho từng thời kỳ;
b) Các huyện đảo không có đơn vị hành chính cấp xã nhưng thuộc Danh sách xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo do Thủ tướng Chính phủ ban hành cho từng thời kỳ;
c) Các thôn không thuộc các xã quy định tại điểm a khoản này nhưng thuộc Danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do cấp có thẩm quyền ban hành cho từng thời kỳ.
2. Các đơn vị hành chính thành lập trên cơ sở chia, tách, sáp nhập các đơn vị hành chính thuộc các Danh mục nêu tại khoản 1 Điều này cũng được hưởng chính sách tín dụng theo Quyết định này.
Theo đó, vùng khó khăn được thụ hưởng chính sách tín dụng đối với thương nhân đang hoạt động thương mại tại vùng đó bao gồm:
- Các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) quy định trong Danh mục các đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành cho từng thời kỳ;
- Các huyện đảo không có đơn vị hành chính cấp xã nhưng thuộc Danh sách xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo do Thủ tướng Chính phủ ban hành cho từng thời kỳ;
- Các thôn không thuộc các xã quy định tại điểm a khoản này nhưng thuộc Danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do cấp có thẩm quyền ban hành cho từng thời kỳ.
Các đơn vị hành chính thành lập trên cơ sở chia, tách, sáp nhập các đơn vị hành chính thuộc các Danh mục nêu tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 92/2009/QĐ-TTg cũng được hưởng chính sách tín dụng theo Quyết định 92/2009/QĐ-TTg.
Mục đích của việc sử dụng vốn vay là gì?
Mục đích của việc sử dụng vốn vay được quy định tại Điều 7 Quyết định 92/2009/QĐ-TTg.
Theo đó, Ngân hàng Chính sách xã hội cho thương nhân vay vốn để đáp ứng các nhu cầu vốn cho hoạt động thương mại gồm:
- Đầu tư xây dựng trụ sở, cửa hàng, kho tàng, trang thiết bị và các tài sản khác.
- Mua sắm hàng hóa gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các động sản khác được lưu thông trên thị trường.
- Góp vốn với các tổ chức, cá nhân khác để thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh tại địa bàn vùng khó khăn quy định tại Điều 2 Quyết định 92/2009/QĐ-TTg.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?