Chính sách tăng lương hưu 15% từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đã có chưa?
Chính sách tăng lương hưu 15% từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đã có chưa?
Tại buổi gặp mặt, khai xuân trong ngày làm việc đầu tiên của Bộ LĐ-TB&XH sau kỳ nghỉ Tết, diễn ra sáng 15/2, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, năm 2024, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Khi cải cách tiền lương, mặt bằng chung tiền lương với người lao động cả nước nâng lên mà lương hưu không được điều chỉnh tốt thì người hưởng lương hưu rất thiệt thòi.
Do đó, cần tính toán cân đối, hài hòa. Nếu mức lương của cán bộ công chức, viên chức tăng 23,5% thì ít nhất lương hưu phải tăng 15%.
Như vậy, khi thực hiện cải cách tiền lương 2024, mức lương hưu có thể sẽ tăng tối thiểu đạt 15% nếu mức lương của cán bộ, công chức, viên chức tăng 23,5%.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có văn bản chính thức quy định về vấn đề này, theo Phụ lục IV, một số nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, lĩnh vực năm 2024 (kèm theo Nghị quyết 01/NQ-CP 2024), Chính phủ giao cho Bộ LĐTBXH chủ trì thực hiện, trong tháng 5/2024 phải hoàn thành Nghị định về việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng.
Theo đó, trong tháng 5/2024 có thể ban hành Nghị định về việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Chính sách tăng lương hưu 15% khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 đã có chưa?
Những đối tượng nào được tăng lương hưu 15% từ ngày 01/07/2024?
Theo Nghị quyết 104/2023/QH15, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 từ 01/7/2024.
Theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, khi thực hiện chính cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024 thì tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ tăng. Điều này giúp mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của nhóm này cũng tăng theo..
Hiện nay, lương hưu được tính dựa trên số năm đóng BHXH và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Do đó, nếu tăng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH thì cũng sẽ tăng lương hưu của cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện được tăng tiền lương.
Tuy nhiên, sẽ không tăng lương hưu cho 36 đơn vị của một số ngành không còn được hưởng chính sách lương đặc thù. Nếu xây dựng bảng lương chạy ngang, một số cơ quan có thể bị giảm 50% lương.
Theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, những cơ quan có bảng lương đặc thù sẽ được bảo lưu (không tăng thêm), để hướng đến sự công bằng với người hưởng lương. Do đó, cán bộ, công chức, viên chức thuộc 36 đơn vị đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù không được tăng lương khi cải cách tiền lương dẫn đến việc tăng lương hưu của những đối tượng này cũng có thể sẽ không được tăng.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, khai xuân trong ngày làm việc đầu tiên của Bộ LĐ-TB&XH sau kỳ nghỉ Tết, diễn ra sáng 15/2, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết, năm 2024, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018. Cải cách tiền lương phải đi đôi với điều chỉnh chính sách lương hưu theo tinh thần "không để người hưu trí rơi vào khó khăn, thiệt thòi hơn khi cải cách".
Khi cải cách tiền lương, mặt bằng chung tiền lương với người lao động cả nước nâng lên mà lương hưu không được điều chỉnh tốt thì người hưởng lương hưu rất thiệt thòi.
Do đó, cần tính toán cân đối, hài hòa. Nếu mức lương cán bộ, công chức, viên chức tăng 23,5% thì ít nhất, lương hưu phải tăng 15%.
Như vậy, theo như nội dung nêu trên thì nếu mức lương cán bộ, công chức, viên chức tăng 23,5% thì ít nhất, lương hưu của các đối tượng này phải tăng 15%.
Những cơ quan có bảng lương đặc thù sẽ được bảo lưu (không tăng thêm), để hướng đến sự công bằng với người hưởng lương.
Do đó, cán bộ công chức viên chức thuộc 36 đơn vị đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù không được tăng lương khi cải cách tiền lương dẫn đến việc tăng lương hưu của những đối tượng này cũng có thể sẽ không được tăng như những đối tượng cán bộ công chức viên chức còn lại.
Tuổi nghỉ hưu năm 2024 của người lao động trong điều kiện bình thường có tăng hay không?
Tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Từ năm 2021 thì tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
Như vậy, có thể thấy, việc thực hiện lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường sẽ áp dụng cho đến năm 2028 (khi mà lao động động nam đủ 61 tuổi) và năm 2035 (khi mà lao động nữ đủ 60 tuổi).
Do đó, nếu như không có gi thay đổi thì năm 2024, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện làm việc bình thường vẫn sẽ tiếp tục tăng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y nhưng vẫn hành nghề bị phạt bao nhiêu? Hồ sơ đăng ký cấp lại gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu biên bản bàn giao công tác kế toán mới nhất là mẫu nào? Tải về biên bản bàn giao công tác kế toán?
- Vi phạm hành chính về hóa đơn do bị lệ thuộc về vật chất có được xem là tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực thuế, hóa đơn?
- Mẫu dự toán chi phí quản lý dự án năm mới nhất là mẫu nào? Dự toán chi phí quản lý dự án năm là gì?
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?