Chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội từ 1/1/2025 tại Thủ đô Hà Nội như thế nào?
Chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội từ 1/1/2025 tại Thủ đô Hà Nội như thế nào?
Căn cứ Điều 27 Luật Thủ đô 2024 quy định chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội như sau:
(1) Xây dựng hệ thống chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội của Thủ đô bảo đảm đa dạng, toàn diện, hiện đại, bền vững, bao phủ toàn dân; tạo điều kiện cho người dân tiếp cận tối đa các dịch vụ xã hội thiết yếu về y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, trợ giúp xã hội, trợ giúp pháp lý, nước sạch, nhà ở xã hội, tiếp cận thông tin.
(2) Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định các chính sách xã hội sau đây:
- Bố trí ngân sách để hỗ trợ giảm nghèo, giải quyết việc làm, vay mua nhà ở xã hội, hỗ trợ công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp vay mua nhà ở xã hội;
- Hỗ trợ chuyển đổi nghề, tìm việc làm cho hộ dân tộc thiểu số nghèo sinh sống ở xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi làm nghề nông, lâm nghiệp trong trường hợp không bố trí được đất sản xuất.
(3) Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội sau đây:
- Hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo mức 100% đối với người thuộc hộ nghèo; tối thiểu là 60% đối với người thuộc hộ cận nghèo; tối thiểu là 20% đối với các đối tượng khác;
- Hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật, người thuộc hộ cận nghèo, người cao tuổi từ 70 tuổi trở lên; hỗ trợ đối với các đối tượng khác theo mức cao hơn mức quy định hoặc cho đối tượng chưa được quy định trong văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên;
- Hỗ trợ thực hiện chương trình khám sức khỏe miễn phí hằng năm cho người cao tuổi trên địa bàn Thành phố. Kinh phí thực hiện việc khám sức khỏe được bảo đảm thực hiện từ ngân sách Thành phố, nguồn xã hội hóa theo lộ trình phù hợp.
Lưu ý:
Hội đồng nhân dân Thành phố quy định đối tượng, nội dung, mức hỗ trợ và trình tự, thủ tục thực hiện các chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội của Thành phố; từng bước mở rộng phạm vi đối tượng thụ hưởng và bố trí ngân sách phù hợp với điều kiện thực tiễn và khả năng cân đối của ngân sách Thành phố để thực hiện các nhiệm vụ quy định tại (2) và (3).
- Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 01/1/2025.
- Các quy định sau đây của Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025:
+ Việc quản lý, sử dụng không gian ngầm quy định tại Điều 19 Luật Thủ đô 2024;
+ Việc thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa quy định tại khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô 2024;
+ Việc phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quy định tại Điều 23 Luật Thủ đô 2024;
+ Việc thử nghiệm có kiểm soát quy định tại Điều 25 Luật Thủ đô 2024;
+ Việc thực hiện hợp đồng xây dựng - chuyển giao quy định tại Điều 40 Luật Thủ đô 2024.
Chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội từ 1/1/2025 tại Thủ đô Hà Nội như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Mức hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo tại Thủ đô năm 2024 là bao nhiêu phần trăm?
Theo Mục III Phụ lục 04 quy định mức hỗ trợ thêm tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025 kèm theo Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố quy định mức hỗ trợ như sau:
Người tham gia BHXH tự nguyện được hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định, cụ thể:
- Hỗ trợ thêm 30% mức đóng BHXH tự nguyện đối với người thuộc hộ nghèo.
- Hỗ trợ thêm 25% mức đóng BHXH tự nguyện đối với người thuộc hộ cận nghèo.
- Hỗ trợ thêm 10% mức đóng BHXH tự nguyện đối với các đối tượng khác.
Lưu ý: Mức hỗ trợ này ngoài mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện được quy định tại Nghị định 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ.
Năm 2024, mức hưởng bảo hiểm y tế của hộ cận nghèo tối đa là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 75/2023/NĐ-CP quy định nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng như sau:
Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng
1. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo chuẩn hộ cận nghèo giai đoạn 2022-2025 quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP và các văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế chuẩn hộ cận nghèo áp dụng cho từng giai đoạn.
Bên cạnh đó đó, căn cứ tại điểm e Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 5 Điều 1 Nghị định 75/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
...
e) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2, các khoản 12, 18 và 19 Điều 3 và các khoản 1, 2 và 5 Điều 4 Nghị định này;
Như vậy, từ những căn cứ nêu trên thì đối tượng hộ cận nghèo khi tham gia bảo hiểm y tế sẽ có mức hưởng bảo hiểm y tế tối đa đi khám chữa bệnh đúng tuyến là 95% chi phí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?