Chợ đầu mối là gì? Có phải sắp tới chợ đầu mối sẽ phải có diện tích tối thiểu 10.000m2 không?

Tôi muốn tìm hiểu về quy định của chợ đầu mối theo pháp luật vì tôi là người đang buôn bán ở chợ. Sắp tới tôi nghe nói là chợ phải rộng đủ tiêu chuẩn mới có thể thành chợ đầu mối được nên tôi cũng khá là băn khoăn về khoản này. Mong được tư vấn cụ thể. Cám ơn rất nhiều!

Chợ đầu mối là gì?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Dự thảo Nghị định phát triển và quản lý chợ (Dự thảo 2) thì chợ đầu mối là chợ có vai trò chủ yếu thu hút, tập trung lượng hàng hóa lớn từ các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngành hàng để tiếp tục phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông khác, không có cư dân sinh sống.

Chợ đầu mối là gì? Có phải sắp tới chợ đầu mối sẽ phải có diện tích tối thiểu 10.000m2 không?

Chợ đầu mối là gì? Có phải sắp tới chợ đầu mối sẽ phải có diện tích tối thiểu 10.000m2 không?

Sắp tới chợ đầu mối sẽ phải có diện tích tối thiểu 10.000m2?

Theo khoản 2 Điều 3 Dự thảo Nghị định phát triển và quản lý chợ về việc phân loại chợ thì chợ đầu mối được quy định như sau:

Tiêu chí chợ đầu mối:

- Vị trí: Gần vùng nông sản hàng hóa tập trung với quy mô lớn hoặc gần trung tâm tiêu dùng, ngoại vi các đô thị lớn; gần đầu mối giao thông, kết nối thuận tiện với mạng lưới đường bộ, đường sông hoặc đường sắt; đảm bảo các quy định hiện hành về an ninh quốc phòng, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm và không gây tác động xấu tới môi trường;

- Thiết kế kiến trúc và tổ chức không gian: theo các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn có liên quan về thiết kế chợ, an toàn thực phẩm;

- Quy mô: Diện tích mặt bằng chợ đầu mối căn cứ trên dung lượng thị trường, luân chuyển hàng hóa phục vụ cho phát triển lưu thông hàng hóa, sản xuất, tiêu dùng và xuất nhập khẩu của tỉnh, khu vực hoặc cả nước. Diện tích mặt bằng nền chợ tối thiểu là 8.000m2 (đối với chợ cải tạo, nâng cấp đạt chuẩn chợ đầu mối) và tối thiểu 10.000 m2 (đối với chợ đầu mối xây mới) không kể diện tích dành cho khuôn viên, đường đi, bãi đỗ xe và các công trình phụ trợ khác;

- Hạng mục công trình:

+ Các công trình thiết yếu: bãi giữ xe; hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải; địa điểm tập kết phế thải, phế liệu.

+ Các hạng mục yêu cầu kỹ thuật: về phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định của pháp luật.

+ Các hạng mục công trình chính của chợ đầu mối bao gồm: khu kinh doanh hàng hóa, nông sản, thực phẩm theo từng phân khu ngành hàng (gồm cả khu vực bán buôn và khu vực bán lẻ); khu trụ sở văn phòng; khu kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch (hàng hóa có nguồn gốc động thực vật được xuất nhập khẩu), truy suất và quản lý chất lượng; khu vực phân loại và sơ chế, gia công, bao bì, đóng gói hàng hóa nông sản; kho bãi tập kết nông sản; khu dịch vụ hỗ trợ các dịch vụ thiết yếu.

Phân loại:

- Chợ đầu mối thu mua tại các vùng sản xuất hàng hóa, nông sản, thực phẩm tập trung, có tính chuyên canh, quy mô lớn và ổn định.

- Chợ đầu mối bán buôn đa ngành hoặc chuyên ngành như rau củ quả, thủy hải sản, phạm vi hoạt động tối thiểu trong một tỉnh.

Như vậy, sắp tới dự kiến đối với chợ đầu mối khi xây mới thì mới phải đạt tiêu chuẩn tối thiểu 10.000m2 (diện tích đó không kể diện tích dành cho khuôn viên, đường đi, bãi đỗ xe và các công trình phụ trợ khác). Các chợ đầu mối khác đã được xây dựng rồi thì khi nâng cấp, cải tạo chỉ cần phải có diện tích tối thiểu là 8.000m2.

Đầu tư xây dựng chợ được thực hiện như thế nào?

Việc đầu tư xây dựng chợ được thực hiện theo Điều 5 Dự thảo Nghị định phát triển và quản lý chợ (Dự thảo 2) như sau:

- Chợ được đầu tư xây dựng mới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Nguồn vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo chợ bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Vốn ngân sách nhà nước được sử dụng để hỗ trợ đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp các dự án chợ dân sinh, chợ đầu mối. Việc hỗ trợ giải phóng mặt bằng từ ngân sách nhà nước đối với chợ đầu mối được tách thành dự án riêng.

- Địa phương chủ động cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư phát triển chợ trên địa bàn, phù hợp với tình hình thực tiễn, tính cấp thiết, các quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan.

- Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư hoặc góp vốn cùng Nhà nước đầu tư xây dựng chợ. Việc phát triển và vận hành chợ thuộc danh mục ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.

- Dự án đầu tư chợ được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách tín dụng, chính sách xã hội hóa đầu tư theo các quy định hiện hành.

- Đối với các chợ đầu tư xây dựng mới, việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành về đầu tư, đất đai, quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định có liên quan.

Nội dung quản lý nhà nước về chợ ra sao?

Theo Điều 41 Dự thảo Nghị định phát triển và quản lý chợ (Dự thảo 2) thì nội dung quản lý nhà nước về chợ như sau:

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch, phương án, chương trình phát triển chợ từng thời kỳ phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương, khu vực, quốc gia, đáp ứng nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa và tiêu dùng của nhân dân.

- Xây dựng, ban hành, hướng dẫn, phổ biến và tổ chức thực hiện các chính sách về đầu tư, xây dựng, khai thác và quản lý hoạt động chợ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chợ.

- Quản lý các chợ theo quy định về phân cấp quản lý.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các Ban Quản lý chợ, doanh nghiệp/hợp tác xã kinh doanh khai thác và quản lý chợ về chính sách, nghiệp vụ quản lý chợ.

- Tổ chức tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, phát triển chợ.

- Thanh tra, kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động, phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý các vi phạm về hoạt động chợ.

Tải về văn bản Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý chợ tại đây.

Chợ đầu mối
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hạng mục công trình chợ đầu mối bao gồm những gì? Chủ đầu tư xây dựng chợ đầu mối có phải thực hiện việc bảo trì dự án đầu tư không?
Pháp luật
Chợ đầu mối phải đáp ứng diện tích mặt bằng đất nền chợ là bao nhiêu? Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng dự án chợ đầu mối lấy từ đâu?
Pháp luật
Chợ đầu mối có công năng như thế nào? Chủ đầu tư xây dựng chợ đầu mối có phải thực hiện việc lấy ý kiến thương nhân kinh doanh tại chợ?
Pháp luật
Chợ đầu mối là gì? Có phải sắp tới chợ đầu mối sẽ phải có diện tích tối thiểu 10.000m2 không?
Pháp luật
Tổ chức quản lý chợ đầu mối nông lâm thủy sản phải lưu trữ hồ sơ quản lý an toàn thực phẩm tại chợ tối thiểu bao nhiêu năm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chợ đầu mối
6,999 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chợ đầu mối

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chợ đầu mối

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào