Chó nghiệp vụ Hải quan được sử dụng trong những trường hợp nào? Điều chuyển chó nghiệp vụ quy định ra sao?

Chó nghiệp vụ Hải quan được sử dụng trong những trường hợp nào? Điều chuyển chó nghiệp vụ quy định ra sao?

Chó nghiệp vụ Hải quan được sử dụng trong những trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 6 Quy định chung về trang bị, quản lý, sử dụng chó nghiệp vụ ban hành kèm theo Quyết định 3927/QĐ-TCHQ năm 2015, có quy định về sử dụng chó nghiệp vụ như sau:

Sử dụng chó nghiệp vụ
Chó nghiệp vụ được phối hợp sử dụng trong công tác giám sát, kiểm tra và kiểm soát hải quan để răn đe, phòng ngừa tội phạm, phát hiện, bắt giữ các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép các loại hàng cấm qua địa bàn hoạt động hải quan. Chó nghiệp vụ phải được và chỉ được sử dụng trong các trường hợp sau:
1. Sử dụng CNV để kiểm tra hải quan đối với: hàng hóa, hành lý xuất khẩu - nhập khẩu - quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh - nhập cảnh - quá cảnh nghi vấn có cất giấu ma túy hoặc các mặt hàng cấm khác theo phân luồng của hệ thống quản lý rủi ro.
2. Sử dụng CNV thường xuyên theo kế hoạch được phê duyệt để răn đe phòng ngừa và phát hiện tội phạm tại các địa bàn trọng điểm.
3. Sử dụng CNV đột xuất theo quyết định của cấp có thẩm quyền phục vụ đấu tranh chuyên án hoặc kiểm tra, khám xét các đối tượng trọng điểm.
4. Sử dụng CNV theo quyết định của cấp có thẩm quyền để phối hợp với các lực lượng chức năng ngoài địa bàn hoạt động hải quan.

Theo đó, Chó nghiệp vụ của ngành Hải quan chỉ được sử dụng trong các trường hợp sau:

(1) Sử dụng chó nghiệp vụ để kiểm tra hải quan đối với: hàng hóa, hành lý xuất khẩu - nhập khẩu - quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh - nhập cảnh - quá cảnh nghi vấn có cất giấu ma túy hoặc các mặt hàng cấm khác theo phân luồng của hệ thống quản lý rủi ro;

(2) Sử dụng chó nghiệp vụ thường xuyên theo kế hoạch được phê duyệt để răn đe phòng ngừa và phát hiện tội phạm tại các địa bàn trọng điểm;

(3) Sử dụng chó nghiệp vụ đột xuất theo quyết định của cấp có thẩm quyền phục vụ đấu tranh chuyên án hoặc kiểm tra, khám xét các đối tượng trọng điểm;

(4) Sử dụng chó nghiệp vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền để phối hợp với các lực lượng chức năng ngoài địa bàn hoạt động hải quan.

Chó nghiệp vụ Hải quan được sử dụng trong những trường hợp nào? Điều chuyển chó nghiệp vụ quy định ra sao?

Chó nghiệp vụ Hải quan được sử dụng trong những trường hợp nào? Điều chuyển chó nghiệp vụ quy định ra sao? (Hình ảnh Internet)

Điều chuyển chó nghiệp vụ hải quan được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 7 Quy định chung về trang bị, quản lý, sử dụng chó nghiệp vụ ban hành kèm theo Quyết định 3927/QĐ-TCHQ năm 2015, có quy định về điều chuyển chó nghiệp vụ như sau:

- Cục Điều tra chống buôn lậu chủ trì, phối hợp với Cục Hải quan các tỉnh, thành phố rà soát, đánh giá hiệu quả và nhu cầu sử dụng CNV để báo cáo Tổng cục điều chỉnh, sắp xếp bố trí lại cho phù hợp.

- Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định điều chuyển CNV giữa các đơn vị trực thuộc và báo cáo việc điều chuyển về Cục Điều tra chống buôn lậu.

- Cục Điều tra chống buôn lậu quyết định điều chuyển CNV toàn ngành.

- Việc điều chuyển huấn luyện viên theo quy định về điều chuyển cán bộ, công chức đã ban hành.

Trách nhiệm quản lý chó nghiệp vụ của ngành Hải quan như thế nào?

Căn cứ Điều 9 Quy định chung về trang bị, quản lý, sử dụng chó nghiệp vụ ban hành kèm theo Quyết định 3927/QĐ-TCHQ năm 2015 có cụm từ bị thay thế bởi Điều 1 Quyết định 3200/QĐ-TCHQ năm 2017, quy định về trách nhiệm quản lý chó nghiệp vụ như sau:

(1) Cục Điều tra chống buôn lậu có trách nhiệm:

+ Tham mưu cho Tổng cục việc bố trí, trang bị chó nghiệp vụ, hướng dẫn, việc quản lý, sử dụng chó nghiệp vụ trong toàn ngành.

+ Xây dựng trình Tổng cục ban hành các thể chế, quy định về quản lý, huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ.

+ Kiểm tra định kỳ và đột xuất công tác huấn luyện và sử dụng, đánh giá hiệu quả công tác quản lý sử dụng chó nghiệp vụ tại Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.

+ Tổ chức đào tạo, tập huấn cấp chứng chỉ cho huấn luyện viên và chó nghiệp vụ đã tốt nghiệp của ngành Hải quan; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, huấn luyện viên và chó nghiệp vụ.

+ Đảm bảo cung cấp trang bị chuyên dụng, dịch vụ thú y cho các đơn vị sử dụng chó nghiệp vụ khi có yêu cầu.

+ Đề xuất khen thưởng kịp thời; kiến nghị xử lý nghiêm minh các cá nhân và đơn vị vi phạm các quy định về quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ.

(2) Đội quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ có trách nhiệm:

+ Tham mưu giúp lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu hướng dẫn, kiểm tra công tác trang bị, quản lý, huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ thuộc các đơn vị trong ngành Hải quan.

+ Thực hiện đào tạo cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ cho các đơn vị địa phương; tổ chức quản lý, sử dụng chó nghiệp vụ trực tiếp tham gia các nhiệm vụ do lãnh đạo yêu cầu.

+ Tổ chức cấp phát trang bị đặc thù phục vụ công tác quản lý, chăm sóc, huấn luyện sử dụng chó nghiệp vụ cho các đơn vị được trang bị chó nghiệp vụ trong ngành.

(3) Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm:

+ Chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện các quy định về quản lý, huấn luyện, bố trí và phối hợp sử dụng chó nghiệp vụ trong địa bàn hoạt động Hải quan do đơn vị quản lý.

+ Xây dựng dự toán kinh phí hàng năm đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện và các điều kiện cần thiết phục vụ công tác vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng chữa bệnh và huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ của đơn vị.

+ Phản ánh các vấn đề bất cập, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng chó nghiệp vụ.

+ Khen thưởng kịp thời; xử lý nghiêm các cá nhân và đơn vị thuộc quyền vi phạm các quy định về quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ.

(4) Các đơn vị sử dụng chó nghiệp vụ có trách nhiệm:

+ Nuôi dưỡng, chăm sóc chó nghiệp vụ có sức khỏe đáp ứng yêu cầu huấn luyện và sử dụng.

+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ vào công tác đấu tranh phòng chống vận chuyển trái phép các chất ma túy, hàng cấm.

Yêu cầu: chó nghiệp vụ phải được huấn luyện thuần thục tại địa điểm kiểm tra hải quan, duy trì được năng lực phát hiện ra ma túy, hàng cấm được cất giấu. Đảm bảo mỗi chó nghiệp vụ phải được làm việc tối thiểu 2 ca mỗi ngày, mỗi ca từ 30-40 phút.

+ Quản lý và sử dụng các phương tiện chuyên dụng đúng quy chế.

+ Phân công cán bộ quản lý, kiểm tra việc nuôi dưỡng, huấn luyện sử dụng chó chó nghiệp vụ của đơn vị; hàng tuần phải dành 01 buổi trực tiếp kiểm tra thời gian, nội dung và kết quả huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ; sau kiểm tra có ghi nhận xét và đề xuất lãnh đạo chỉ đạo cụ thể. Trường hợp đơn vị được trang bị từ 06 chó nghiệp vụ trở lên thì có thể bố trí 01 cán bộ quản lý chuyên trách.

+ Xử lý các cán bộ trong đơn vị vi phạm các quy định về quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ.

(5) Cán bộ, nhân viên phục vụ và huấn luyện viên có trách nhiệm:

+ Thực hiện đúng quy định về quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc, huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ.

+ Mọi trường hợp chó nghiệp vụ bị bệnh, suy giảm sức khỏe, hoặc bị chết; chó nghiệp vụ bị suy giảm năng lực tác nghiệp, hoặc không được huấn luyện và sử dụng theo quy định đều phải được kiểm điểm, xem xét trách nhiệm huấn luyện viên và đơn vị quản lý. Nếu có vi phạm các quy định do lỗi chủ quan thì phải bị hạ bậc thi đua, xem xét kỷ luật.

Chó nghiệp vụ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chó nghiệp vụ Hải quan được sử dụng trong những trường hợp nào? Điều chuyển chó nghiệp vụ quy định ra sao?
Pháp luật
Mỗi chú chó nghiệp vụ Bộ Công an đều có 01 giấy chứng nhận riêng đúng không? Chó nghiệp vụ được dùng vào những công việc nào?
Pháp luật
Chó nghiệp vụ của Bộ Quốc phòng được ăn những gì? Mức tiền ăn của chó nghiệp vụ là bao nhiêu theo quy định?
Pháp luật
Huấn luyện viên chó nghiệp vụ ngành Hải quan có bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên không?
Pháp luật
Khi chó nghiệp vụ ngành Hải quan không còn đáp ứng được những yêu cầu huấn luyện, sử dụng thì có bắt buộc phải tiêu hủy hết không?
Pháp luật
Đơn vị huấn luyện chó nghiệp vụ phải đảm bảo được những điều kiện gì? Việc huấn luyện do cơ quan có thẩm quyền nào thực hiện?
Pháp luật
Chó nghiệp vụ của ngành Hải quan phát hiện hàng cấm trong hàng hóa nhưng đối tượng đó được hưởng chế độ ưu đãi miễn trừ thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Chó nghiệp vụ của ngành Hải quan huấn luyện thể lực và kỷ luật bằng những động tác cơ bản nào? Nội dung tập thể lực được quy định như thế nào?
Pháp luật
Huấn luyện viên chó nghiệp vụ của ngành Hải quan có cần phải thường xuyên thay đổi các tình huống tập luyện không?
Pháp luật
Chó nghiệp vụ của ngành Hải quan tại các đơn vị cơ sở được đánh giá bằng phương pháp nào? Chó nghiệp vụ này đạt loại giỏi phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chó nghiệp vụ
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
490 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chó nghiệp vụ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chó nghiệp vụ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào