Chủ đầu tư có thể nộp hồ sơ đề nghị đưa báo hiệu hàng hải vào sử dụng thông qua hệ thống bưu chính hoặc hệ thống dịch vụ công trong thời gian sắp tới?
Chủ đầu tư có thể nộp hồ sơ đề nghị đưa báo hiệu hàng hải vào sử dụng thông qua hệ thống bưu chính từ ngày 30/10/2022?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 41 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục đưa báo hiệu hàng hải vào sử dụng
1. Chủ đầu tư gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ đến Cục Hàng hải Việt Nam hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị đưa báo hiệu hàng hải vào sử dụng theo Mẫu số 16 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Biên bản nghiệm thu bàn giao;
c) Bình đồ khảo sát và rà quét chướng ngại vật luồng hàng hải đối với báo hiệu hàng hải trên các tuyến luồng hàng hải mới xây dựng do đơn vị có chức năng đo đạc, khảo sát thực hiện và cùng với chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ khảo sát;
d) Thông báo hàng hải về việc thiết lập mới báo hiệu hàng hải.
Theo như quy định trên thì hiện nay chủ đầu tư chỉ có thể nộp hồ sơ đề nghị đưa báo hiệu hàng hải vào sử dụng trực tiếp tại Cục hàng hải Việt Nam hoặc theo hình thức khác phù hợp.
Tuy nhiên, trong thời gian sắp tới thì hình thức nộp hồ sơ đề nghị đưa báo hiệu hàng hải vào sử dụng sẽ được mở rộng hơn. Chủ đầu tư sẽ có nhiều hình thức nộp hồ sơ hơn, cụ thể tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 69/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải
...
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 41 như sau:
“1. Chủ đầu tư gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam 01 bộ hồ sơ. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị đưa báo hiệu hàng hải vào sử dụng theo Mẫu số 16 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính biên bản nghiệm thu bàn giao;
c) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính bình đồ khảo sát và rà quét chướng ngại vật luồng hàng hải đối với báo hiệu hàng hải trên các tuyến luồng hàng hải mới xây dựng do đơn vị có chức năng đo đạc, khảo sát thực hiện và cùng với chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ khảo sát;
d) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính thông báo hàng hải về việc thiết lập mới báo hiệu hàng hải.
Theo đó, trong thời gian tới thì chủ đầu tư có thể nộp hồ sơ đề nghị đưa báo hiệu hàng hải vào sử dụng thông qua 4 hình thức:
- Nộp trực tiếp
- Nộp hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính
- Nộp hồ sơ trên hệ thống dịch vụ công
- Hình thức khác phù hợp
Như vậy, thời gian tới, chủ đầu tư có thể thông qua hệ thống bưu chính để nộp hồ sơ đề nghị đưa báo hiệu hàng hải vào sử dụng.
Chủ đầu tư có thể nộp hồ sơ đề nghị đưa báo hiệu hàng hải vào sử dụng thông qua hệ thống bưu chính hoặc hệ thống dịch vụ công trong thời gian sắp tới?(Hình từ Internet)
Thời gian thực hiện thủ tục đề nghị đưa báo hiệu hàng hải vào sử dụng là bao lâu?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 41 Nghị định 58/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục đưa báo hiệu hàng hải vào sử dụng
...
2. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này. Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản ra quyết định về việc đưa báo hiệu hàng hải vào sử dụng; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, trong trường hợp hồ sơ đề nghị đưa báo hiệu hàng hải vào sử dụng đã hợp lệ thì trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam phải có quyết định đưa báo hiệu hàng hải vào sử dụng.
Đơn vị quản lý vận hành báo hiệu hàng hải sẽ có những trách nhiệm gì?
Căn cứ vào Điều 42 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành báo hiệu hàng hải như sau:
- Lập kế hoạch định kỳ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp báo hiệu hàng hải trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng báo hiệu hàng hải để các thông số kỹ thuật của báo hiệu luôn phù hợp với thông báo hàng hải đã công bố.
- Khi báo hiệu hàng hải bị hư hỏng, mất hoặc sai lệch phải khẩn trương tiến hành sửa chữa, khắc phục kịp thời.
- Kịp thời lập hồ sơ xác định mức độ hư hỏng, mất hoặc sai lệch của báo hiệu hàng hải gửi về cơ quan chức năng để điều tra, xử lý khi cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
- Hàng quý, báo cáo bằng văn bản tình trạng hoạt động của báo hiệu hàng hải về Cục Hàng hải Việt Nam theo Mẫu số 17 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
- Khi có thay đổi về đặc tính của báo hiệu hàng hải so với thông báo hàng hải đã công bố, phải thông báo về tổ chức có thẩm quyền để công bố thông báo hàng hải kịp thời.
Nghị định 69/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 30/10/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?