Chủ đầu tư phải thực hiện thăm dò nước dưới đất khi nào? Thăm dò nước dưới đất có bắt buộc phải có giấy phép hay không?
- Chủ đầu tư phải thực hiện thăm dò nước dưới đất khi nào?
- Cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất phải đáp ứng các điều kiện gì? Có nghĩa vụ gì trong quá trình thăm dò?
- Chủ đầu tư có nghĩa vụ gì trong hoạt động thăm dò nước dưới đất?
- Thăm dò nước dưới đất có bắt buộc phải có giấy phép hay không?
- Nguyên tắc cấp phép thăm dò nước dưới đất là gì?
Chủ đầu tư phải thực hiện thăm dò nước dưới đất khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Nghị định 02/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Thăm dò nước dưới đất
1. Trước khi xây dựng công trình khai thác nước dưới đất hoặc điều chỉnh tăng lưu lượng khai thác vượt quá 25% lưu lượng quy định trong giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đã cấp mà có khoan bổ sung giếng khai thác, chủ đầu tư phải thực hiện thăm dò để đánh giá trữ lượng, chất lượng, khả năng khai thác và phải có giấy phép thăm dò, trừ các trường hợp khai thác, sử dụng nước dưới đất không phải xin cấp phép.
Theo đó, rước khi xây dựng công trình khai thác nước dưới đất hoặc điều chỉnh tăng lưu lượng khai thác vượt quá 25% lưu lượng quy định trong giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đã cấp mà có khoan bổ sung giếng khai thác. Thì chủ đầu tư phải thực hiện thăm dò nước dưới đất.
Việc thăm dò nước dưới đất nhằm đánh giá trữ lượng, chất lượng, khả năng khai thác và việc thăm dò nước dưới đất phải có giấy phép thăm dò, trừ các trường hợp khai thác, sử dụng nước dưới đất không phải xin cấp phép.
Chủ đầu tư phải thực hiện thăm dò nước dưới đất khi nào? Thăm dò nước dưới đất có bắt buộc phải có giấy phép hay không? (Hình từ Internet)
Cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất phải đáp ứng các điều kiện gì? Có nghĩa vụ gì trong quá trình thăm dò?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Nghị định 02/2023/NĐ-CP và khoản 3 Điều 14 Nghị định 02/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Thăm dò nước dưới đất
...
2. Tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất phải đáp ứng đủ các điều kiện về hành nghề khoan nước dưới đất theo quy định và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
3. Trong quá trình thăm dò, tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất có nghĩa vụ:
a) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và công trình thăm dò;
b) Bảo đảm phòng, chống sụt, lún đất, xâm nhập mặn, ô nhiễm các tầng chứa nước;
c) Trám, lấp giếng hỏng hoặc không sử dụng sau khi kết thúc thăm dò;
d) Thực hiện các biện pháp khác để bảo vệ nước dưới đất, bảo vệ môi trường.
Theo đó, về điều kiện thì tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất phải đáp ứng đủ các điều kiện về hành nghề khoan nước dưới đất và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
Về nghĩa vụ. thì trong quá trình thăm dò, tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất có nghĩa vụ sau:
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và công trình thăm dò;
- Bảo đảm phòng, chống sụt, lún đất, xâm nhập mặn, ô nhiễm các tầng chứa nước;
- Trám, lấp giếng hỏng hoặc không sử dụng sau khi kết thúc thăm dò;
- Thực hiện các biện pháp khác để bảo vệ nước dưới đất, bảo vệ môi trường.
Chủ đầu tư có nghĩa vụ gì trong hoạt động thăm dò nước dưới đất?
Căn cứ khoản 4 Điều 14 Nghị định 02/2023/NĐ-CP có quy định:
Thăm dò nước dưới đất
...
4. Chủ đầu tư thăm dò có nghĩa vụ:
Phối hợp với tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều này, nếu phát hiện có vi phạm thì phải dừng ngay việc thăm dò;
b) Trường hợp xảy ra sự cố thì phải khắc phục kịp thời, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
c) Nộp báo cáo kết quả thăm dò cho cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ quy định tại Điều 29 của Nghị định này.
Theo đó, trong quá trình thăm dò nước dưới đất, Chủ đầu tư thăm dò có nghĩa vụ phối hợp với tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 02/2023/NĐ-CP, nếu phát hiện có vi phạm thì phải dừng ngay việc thăm dò;
- Trường hợp xảy ra sự cố thì phải khắc phục kịp thời, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
- Ngoài ra, chủ đầu tư phải ộp báo cáo kết quả thăm dò cho cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ quy định tại Điều 29 của Nghị định này.
Thăm dò nước dưới đất có bắt buộc phải có giấy phép hay không?
Căn cứ Điều 52 Luật Tài nguyên nước 2012 có quy định như sau:
Thăm dò, khai thác nước dưới đất
1. Tổ chức, cá nhân thăm dò nước dưới đất phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, tổ chức, cá nhân thăm dò nước dưới đất bắt buộc phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nguyên tắc cấp phép thăm dò nước dưới đất là gì?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 02/2023/NĐ-CP có quy định nguyên tắc cấp phép chung đối với tài nguyên nước, như vậy đối với trường hợp thăm dò nước dưới đất việc cấp phép cũng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan; bảo vệ tài nguyên nước và môi trường theo quy định của pháp luật.
- Ưu tiên cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước để cung cấp nước cho sinh hoạt.
- Không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước khi thực hiện việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
- Phù hợp với quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh, quy hoạch chuyên ngành có liên quan đã được phê duyệt, quy định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất.
Nghị định 02/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 20/03/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người đưa hối lộ để làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi có bị vi phạm pháp luật không?
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?