Chủ đề Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024 là gì? Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024 được tổ chức bao lâu?
Chủ đề Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024 là gì?
>> Xem thêm: Tổng hợp mẫu đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ, cảm nhận về việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động không quá 1000 từ?
Tại Mục 2 Kế hoạch 5106/KH-BCĐTƯ năm 2023 có nêu rõ chủ đề Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024 như sau:
Nhằm thúc đẩy, tạo sự chuyển biến rõ rệt về ý thức, nhận thức cũng như các hành động cụ thể về đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc, tiếp cận trách nhiệm xã hội đối với người tiêu dùng và trong chuỗi cung ứng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024 được phát động với chủ đề sau: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”.
Theo đó, chủ đề Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024 là
“Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”
Thông tin thêm, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024 được tổ chức từ ngày 01 - 31/5/2024.
Chủ đề Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024 là gì? Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024 được tổ chức bao lâu? (Hình từ Internet)
Nội dung tổ chức phát động tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024 là gì?
Tại Mục 4 Kế hoạch 5106/KH-BCĐTƯ năm 2023 có nêu rõ nội dung tổ chức phát động tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024 như sau:
- Hoạt động của BCĐ Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương:
BCĐ Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ kết hợp tổ chức Tháng công nhân năm 2024.
Quy mô, cách thức tổ chức như sau:
+ Thời gian: Dự kiến sáng ngày 26/4/2024 (thứ Sáu).
+ Địa điểm tổ chức Lễ phát động: tại Hà Nội
+ Đồng chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
+ Dự kiến Nội dung chương trình lễ phát động:
++ Chiếu phóng sự/ Báo cáo tổng quan kết quả, nhiệm vụ công tác ATVSLĐ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và triển khai Tháng công nhân của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
++ Phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng công nhân năm 2024 do Lãnh đạo Chính phủ/ hoặc Trưởng BCĐ Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động.
++ Khen thưởng về công tác ATVSLĐ và tổ chức tốt Tháng hành động ATVSLĐ, Tháng công nhân năm 2023.
++ Thăm, tặng quà cho các nạn nhân, gia đình bị TNLĐ, BNN tại Lễ phát động (dự kiến từ 8-10 suất).
+ Quy mô, thành phần tham dự Lễ phát động: khoảng 500 người, gồm đại diện các cơ quan thành viên BCĐ, các bộ, ngành, đại diện một số Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động, Sở Y tế các tỉnh, thành phố; đại diện người sử dụng lao động, người lao động, các doanh nghiệp, hiệp hội, công nhân, nông dân, sinh viên trường nghề, phóng viên báo chí...
+ Trước, trong và sau thời gian tổ chức Lễ phát động, BCĐ Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương sẽ phân công, tổ chức 4-5 đoàn thăm hỏi, động viên các nạn nhân, gia đình nạn nhân bị TNLĐ, BNN, gặp hoàn cảnh khó khăn; tổ chức một số đoàn thực tế đi thăm, kiểm tra công tác triển khai, hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ, Tháng công nhân, công tác ATVSLĐ tại một số địa phương, tập đoàn, tổng công ty có đông công nhân lao động hoặc có nguy cơ, rủi ro cao về TNLĐ, BNN.
- Tại các bộ, ngành, địa phương: Tùy theo điều kiện của bộ, ngành, địa phương tổ chức các Lễ mít tinh hưởng ứng hoặc các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng công nhân năm 2024 phù hợp với điều kiện, đặc thù của bộ, ngành, địa phương.
Một số hoạt động, sự kiện chuyên đề nào trong Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024 sẽ được tổ chức?
Tại tiểu mục 2 Mục 4 Kế hoạch 5106/KH-BCĐTƯ năm 2023 có nêu rõ một số hoạt động, sự kiện chuyên đề nào trong Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024 sẽ được tổ chức như sau:
- Tăng cường, đa dạng hóa các các hoạt động thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức, ý thức về đảm bảo an toàn, sức khỏe, tính mạng cho người lao động, người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng và các nền tảng mạng xã hội; tuyên truyền, thông tin kịp thời về nguyên nhân các vụ TNLĐ, BNN, sự cố để phòng tránh TNLĐ, BNN, phòng chống cháy nổ trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cộng đồng.
- Đẩy mạnh triển khai các chương trình hành động cụ thể về đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, phòng ngừa TNLĐ, BNN, phòng chống cháy nổ, giảm căng thẳng tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; quan tâm cải thiện điều kiện làm việc, xây dựng môi trường làm việc An toàn - Xanh - Sạch - Đẹp - Thân thiện.
- Nâng cao chất lượng các hoạt động huấn luyện về ATVSLĐ, chú trọng huấn luyện thực hành, kỹ năng làm việc an toàn cho người lao động; Tăng cường đối thoại, giải đáp chính sách, vướng mắc trong công tác ATVSLĐ ở các cấp từ Trung ương đến địa phương, trong các doanh nghiệp, cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả thực thi Luật ATVSLĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành; rà soát, nhận diện, đánh giá các các nguy cơ, rủi ro về ATVSLĐ đặc biệt là trong các nhóm ngành, nghề, công việc có nguy cơ rủi ro cao như làm việc trên cao, hàn cắt, làm việc trong không gian hạn chế, trong xây dựng, khai khoáng, trong sử dụng điện....
- Tăng cường các hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin, hướng dẫn các biện pháp ATVSLĐ tại doanh nghiệp, cơ sở; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra trong một số ngành, lĩnh vực để xảy ra nhiều TNLĐ như xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, khai khoáng, làm việc trong không gian hạn chế, sử dụng diện, thiết bị áp lực, hóa chất, sử dụng các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, các khu vực làng nghề, cụm công nghiệp...; kiểm tra, tự kiểm tra rà soát nội quy, quy trình ATVSLĐ trong các doanh nghiệp, nhà máy, phân xưởng, tổ, đội để phát hiện các thiếu sót, các nguy cơ mất ATVSLĐ và có các giải pháp đảm bảo ATVSLĐ.
- Tổ chức các hoạt động thăm hỏi và tặng quà các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị TNLĐ, BNN nhằm kịp thời chia sẻ những mất mát và động viên các gia đình khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống; đồng thời gắn với đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về các hệ lụy do TNLĐ, BNN gây ra để cảnh báo, tuyên truyền tới cộng đồng, doanh nghiệp và người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?