Cần làm gì để kiểm soát, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ trong bối cảnh cả nước đang phải đối mặt với các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm?
- Chủ động kiểm soát, phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ, không để xảy ra dịch chồng dịch, bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân?
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đảm bảo chủ động xây dựng kế hoạch, kịch bản đáp ứng, tổ chức diễn tập theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp dịch bệnh xảy ra?
- Trách nhiệm của Bộ y tế và các cơ quan khác trong công tác kiểm soát, phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ?
Chủ động kiểm soát, phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ, không để xảy ra dịch chồng dịch, bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Công điện 680/CĐ-TTg năm 2022 nêu lên tình trạng dịch đậu mùa khỉ và chủ trương của cả nước trong công tác phòng dịch như sau:
“Bệnh Đậu mùa khỉ ghi nhận đầu tiên trên người vào năm 1970, sau đó trở thành bệnh lưu hành ở khu vực Trung Phi và Tây Phi, hầu như không ghi nhận dịch tại khu vực khác. Tuy nhiên, từ tháng 5 năm 2022 đến nay dịch có diễn biến bất thường, đã ghi nhận dịch tại 12 quốc gia khu vực châu Âu, đây là lần đầu tiên ghi nhận các ổ dịch tại khu vực này, trong khi chưa xác định được mối liên hệ với khu vực dịch lưu hành trước đó. Tiếp đó, dịch bệnh đã gia tăng liên tục cả về số ca mắc và số quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận ca bệnh. Ngày 23 tháng 7 năm 2022, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố dịch bệnh này là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế. Đến ngày 28 tháng 7 năm 2022, WHO tiếp tục thông báo đã có trên 18 nghìn ca mắc tại 78 quốc gia, trong đó có 5 trường hợp tử vong. Một số quốc gia gần với nước ta như Thái Lan, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản đã ghi nhận ca bệnh xâm nhập.
Trong bối cảnh nước ta đang phải đối mặt với một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như COVID-19, Sốt xuất huyết...; để chủ động kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh Đậu mùa khỉ với tinh thần và giải pháp là “Sớm một bước, cao hơn một mức”, không để xảy ra dịch chồng dịch, bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân.
Theo đó, mục tiêu của Thủ tướng Chính phủ đề ra phải đảm bảo chủ động kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ với tinh thần và giải pháp là “Sớm một bước, cao hơn một mức” và không để xảy ra dịch chồng dịch, bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đảm bảo chủ động xây dựng kế hoạch, kịch bản đáp ứng, tổ chức diễn tập theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp dịch bệnh xảy ra?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Mục 1 Công điện 680/CĐ-TTg năm 2022 hướng dẫn về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ như sau:
“1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Quán triệt, chỉ đạo thông suốt, quyết liệt, huy động các cấp, ngành, đoàn thể tham gia vào công tác phòng chống dịch bệnh Đậu mùa khỉ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
b) Giám sát chặt chẽ dịch ngay tại các cửa khẩu (đối với địa phương có cửa khẩu) trong cộng đồng, phát hiện sớm, điều trị kịp thời người mắc, hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong, xử lý triệt để ổ dịch; sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, tiếp nhận và điều trị các trường hợp mắc bệnh.
c) Chủ động xây dựng kế hoạch, kịch bản đáp ứng, tổ chức diễn tập theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp dịch bệnh xảy ra.
d) Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
đ) Truyền thông bằng nhiều hình thức tới người dân, cộng đồng về tình hình dịch bệnh và các biện pháp dự phòng dịch bệnh Đậu mùa khỉ theo khuyến cáo của Bộ Y tế, lưu ý khuyến cáo người dân chủ động khai báo với các cơ quan y tế khi có triệu chứng nghi ngờ, mắc bệnh, thiết lập đường dây nóng, nơi tiếp nhận thông tin để tư vấn, hỗ trợ người dân về bệnh đậu mùa khỉ.”
Theo đó, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần phải đảm bảo quán triệt, chỉ đạo thông suốt, quyết liệt, huy động các cấp, ngành, đoàn thể tham gia vào công tác phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn trong thực hiện phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ.
Cần làm gì để kiểm soát, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ trong bối cảnh cả nước đang phải đối mặt với các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm? (Hình từ internet)
Trách nhiệm của Bộ y tế và các cơ quan khác trong công tác kiểm soát, phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Công điện 680/CĐ-TTg năm 2022 nêu lên tình trạng dịch đậu mùa khỉ và chủ trương của cả nước trong công tác phòng dịch như sau:
Căn cứ theo hướng dẫn tại Mục 2, Mục 3, Mục 4, Mục 5, Mục 6 Công điện 680/CĐ-TTg năm 2022 hướng dẫn về trách nhiệm Bộ y tế và các cơ quan khác trong công tác kiểm soát, phòng chống dịch bệnh đầu mùa khỉ như sau:
“2. Bộ Y tế:
- Theo dõi chặt chẽ và cập nhật thông tin diễn biến tình hình dịch bệnh, khuyến cấp của WHO để chủ động các biện pháp phòng, chống dịch, điều trị hiệu quả, kịp thời.
- Thực hiện quyết liệt các biện pháp giám sát, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập: xử lý kịp thời ổ dịch, chăm sóc điều trị người mắc bệnh, hạn chế thấp nhất tử vong. Đặc biệt lưu ý ưu tiên bảo vệ lực lượng y tế, đối tượng có nguy cơ cao, đối tượng dễ bị tổn thương.
- Xây dựng kế hoạch đáp ứng về y tế với bệnh Đậu mùa khỉ tại Việt Nam; tiếp tục hoàn thiện các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật, tăng cường năng lực xét nghiệm, chẩn đoán xác định, tập huấn cho cán bộ y tế.
- Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các địa phương về giám sát, phát hiện, xử lý ổ dịch, các biện pháp dự phòng và điều trị bệnh đậu mùa khỉ; phương tiện, vật tư, trang thiết bị, thuốc phù hợp cho công tác phòng, chống dịch bệnh.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Phối hợp, chỉ đạo ngành nông nghiệp phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế và các cơ quan liên quan trong việc phòng, chống dịch từ động vật hoang dã, đặc biệt là nhóm động vật có nguy cơ lây nhiễm cao với bệnh Đậu mùa khỉ.
4, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân và các cơ quan báo chí phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch để người dân chủ động, tích cực thực hiện phòng, chống dịch bệnh; khám và điều trị khi có dấu hiệu mắc bệnh.
5. Bộ Tài chính bảo đảm đủ kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định, tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí.
6. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức thành viên phối hợp với các cấp chính quyền chủ động, tích cực vận động người dân tham gia các hoạt động phòng, chống dịch theo khuyến cáo, hướng dẫn của Bộ Y tế./..”
Như vậy, trong bối cảnh nước ta đang phải đối mặt với một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như COVID-19, Sốt xuất huyết...; Thủ tướng Chính phủ đề ra mục tiêu phải chủ động kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ với tinh thần và giải pháp là “Sớm một bước, cao hơn một mức” và không để xảy ra dịch chồng dịch, bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?