Chuẩn bị thanh tra kiểm tra hóa đơn tại các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng đúng không? Công văn 4902 tăng cường quản lý thuế thế nào?

Chuẩn bị thanh tra kiểm tra hóa đơn tại các doanh nghiệp vật liệu xây dựng đúng không? Công văn 4902 tăng cường quản lý thuế thế nào?

Chuẩn bị thanh tra kiểm tra hóa đơn tại các doanh nghiệp vật liệu xây dựng đúng không? Công văn 4902 tăng cường quản lý thuế thế nào?

Tổng Cục thuế mới đây đây đã có Công văn 4902/TCT-TTKT Tải về tăng cường quản lý thuế với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có kinh doanh sử dụng vật liệu xây dựng là đất, cát, đá, sỏi.

Theo đó, tại Công văn 4902/TCT-TTKT có nêu rõ, vẫn còn trường hợp doanh nghiệp sử dụng đất, cát, đá, sỏi cho công trình xây dựng nhưng sử dụng hóa hơn đầu vào không hợp pháp để kê khai chi phí dẫn đến thất thu ngân sách, tình trạng mua bán trái phép hóa đơn, trốn thuế vẫn diễn ra, đã có nhiều trường hợp bị cơ quan chức năng xử lý vi phạm.

Theo đó, để tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh sử dụng vật liệu xây dựng là đất, cát, đá, sỏi, tại mục 3 Công văn 4902/TCT-TTKT Tổng cục Thuế đề nghị các Cục Thuế tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với những doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế để ngăn chặn, phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về thuế trong lĩnh vực kinh doanh tài nguyên khoáng sản: đất, đá, cát, sỏi bao gồm cả kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, cụ thể như sau:

- Thực hiện kiểm tra, rà soát hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có kinh doanh, sử dụng vật liệu xây dựng là đất, cát, đá, sỏi trên địa bàn. Trường hợp phát hiện có rủi ro cao thì lập kế hoạch, thực hiện thanh tra kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.

- Khi kiểm tra tại cơ quan thuế hoặc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế cần lưu ý rà soát kỹ việc sử dụng hóa đơn, chứng từ đầu vào của các hàng hóa này, cụ thể:

+ Kiểm tra đối chiếu, xác minh hóa đơn mua vào bán ra của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh, sử dụng vật liệu xây dựng là đất, cát, đá, sỏi, trường hợp cần thiết, truy xuất xác định nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa, tỉnh hợp pháp của hóa đơn.

Trường hợp phát hiện có rủi ro cao thì thực hiện thanh tra, kiểm tra tại các đơn vị cung cấp đất, đá, cát, sỏi tại các khâu kinh doanh thương mại và các đơn vị thực hiện khai thác tại mỏ.

+ Đối với người nộp thuế là đơn vị thực hiện các dự án, công trình xây dựng, công trình giao thông khi thanh tra, kiểm tra lưu ý các thông tin về dự toán xây dựng, hồ sơ nghiệm thu, thanh toán, quyết toán; cần kiểm tra, rà soát hóa đơn mua vật liệu xây dựng là đất, cát, đá, sỏi để xem xét nguồn gốc hợp pháp của các mặt hàng này đã sử dụng, số lượng sử dụng thực tế so với dự toán hoặc quyết toán công trình; đối chiếu thực tế khối lượng đất, cát, đá, sỏi mua vào để sử dụng cho dự án, công trình xây dựng với khả năng khai thác và được cấp phép khai thác trên địa bản địa phương để xác định tính hợp lý hoặc phát hiện rủi ro.

+ Trường hợp thanh tra, kiểm tra người nộp thuế là đơn vị khai thác, kinh doanh đất, đá, cát, sỏi có rủi ro cao thì khi kiểm tra hàng hóa bán ra lưu ý kiểm tra đối chiếu về số lượng, sản lượng khai thác, mua bán, vận chuyển.

Cơ quan thuế sau khi chuyển thông tin kê khai thuế (sản lượng đất, đá, cát, sỏi khai thác theo từng mỏ, từng Giấy phép khai thác khoáng sản) trong năm của người nộp thuế phải chủ động đề nghị, đôn đốc Cơ quan TN&MT trên địa bản phối hợp cung cấp thông tin về sản lượng tài nguyên, khối lượng đất đã bóc, đất đá thải và khối lượng khoáng sản nguyên khai thực tế khai thác của người nộp thuế để tổng hợp đổi chiều, xử lý về thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 và các quy định pháp luật thuế có liên quan.

- Cục Thuế chỉ đạo các phòng, các chỉ cục thuế thường xuyên rà soát, đối chiếu việc sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp sử dụng đất, cát, đá, sỏi theo các công văn cảnh bảo của các cơ quan liên quan cung cấp.

- Trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm như: Sử dụng hóa đơn không hợp pháp hoặc sử dụng không hợp pháp hóa đơn để hạch toán không chi phí hoặc hợp thức hàng hóa mua vào, bản ra thì căn cứ tính chất, mức độ vi phạm và các quy định pháp luật để xử lý nghiêm, thu hồi tiền thuế, xử phạt vi phạm hành chỉnh nộp vào ngân sách nhà nước hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan Công an để xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật hình sự theo quy định.

Theo đó, thời gian sắp tới, ngành thuế sẽ tăng cường thanh tra kiểm tra hóa đơn tại các doanh nghiệp kinh doanh, sử dụng vật liệu xây dựng là đất, đá, sỏi có rủi ro cao về thuế.

Chuẩn bị thanh tra kiểm tra hóa đơn tại các doanh nghiệp vật liệu xây dựng đúng không? Công văn 4902 tăng cường quản lý thuế thế nào? (Hình từ internet)

Chuẩn bị thanh tra kiểm tra hóa đơn tại các doanh nghiệp vật liệu xây dựng đúng không? Công văn 4902 tăng cường quản lý thuế thế nào? (Hình từ internet)

Mua bán trái phép hóa đơn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?

Căn cứ tại Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm k khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi mua bán trái phép hóa đơn như sau:

Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước
1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;
đ) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
e) Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và g khoản 2 Điều này thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, đối với cá nhân phạm tội mua bán trái phép hóa đơn thì người phạm tội có thể bị phạt tù đến 5 năm.

Đối với pháp nhân thương mại phạm tội thì có thể bị phạt tiền lên đến 01 tỷ đồng, ngoài ra còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Mua bán trái phép hóa đơn theo pháp luật hình sự gồm những hành vi nào?

Hành vi mua bán trái phép hóa đơn được quy định tại điểm c khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC như sau:

- Mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo quy định;

- Mua, bán hóa đơn đã ghi nội dung, nhưng không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo;

- Mua, bán hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn đã hết giá trị sử dụng, hóa đơn của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc cấp cho khách hàng khi bán hàng hóa dịch vụ;

- Mua, bán, sử dụng hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ giữa các liên của hóa đơn.

Mua bán trái phép hóa đơn
Quản lý thuế TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ THUẾ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Theo nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế, việc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế được thực hiện theo quy định nào?
Pháp luật
Hệ thống ứng dụng quản lý thuế là gì? Hệ thống ứng dụng quản lý thuế bao gồm những hệ thống nào?
Pháp luật
Ngân hàng thương mại có trách nhiệm hỗ trợ người nộp thuế trong quá trình thực hiện nộp thuế điện tử không?
Pháp luật
Nội dung quản lý thuế có bao gồm xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế? Nếu có thì cơ quan quản lý thuế có quyền xử phạt không?
Pháp luật
Cơ quan quản lý thuế được mua thông tin, tài liệu của đơn vị cung cấp ngoài nước để phục vụ công tác quản lý thuế?
Pháp luật
Trong xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế có các biện pháp khắc phục hậu quả nào theo quy định?
Pháp luật
Thông tin quản lý rủi ro trong quản lý thuế là gì? Thông tin quản lý rủi ro trong quản lý thuế được thu thập từ các nguồn nào?
Pháp luật
Chứng từ điện tử trong quản lý thuế gồm những gì? Chứng từ này có phải ký điện tử trong giao dịch điện tử về thuế?
Pháp luật
Rủi ro về thuế là gì? Hồ sơ hoàn thuế thuộc loại rủi ro về thuế cao được kiểm tra trước hay sau hoàn thuế?
Pháp luật
Giải pháp ngăn chặn phòng chống gian lận bán hóa đơn trái phép theo yêu cầu mới nhất Tổng Cục thuế?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mua bán trái phép hóa đơn
623 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mua bán trái phép hóa đơn Quản lý thuế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mua bán trái phép hóa đơn Xem toàn bộ văn bản về Quản lý thuế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào