Chức danh nào có thể chỉ định, thực hiện kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại theo quy định mới nhất?
Chức danh nào có thể chỉ định, thực hiện kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại theo quy định mới nhất?
Theo Điều 29 Thông tư 02/2024/TT-BYT, việc chỉ định, thực hiện các phương pháp, kỹ thuật chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh và kê đơn thuốc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại được quy định như sau:
Chỉ định, thực hiện các phương pháp, kỹ thuật chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh và kê đơn thuốc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại
1. Người hành nghề thuộc một trong các chức danh chuyên môn sau đây được chỉ định, thực hiện kết hợp phương pháp, kỹ thuật chuyên môn y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh:
a) Chức danh Bác sỹ với phạm vi hành nghề y khoa;
b) Chức danh Bác sỹ với phạm vi hành nghề y học cổ truyền;
c) Chức danh Bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa;
d) Chức danh Y sỹ với phạm vi hành nghề đa khoa;
đ) Chức danh Y sỹ với phạm vi hành nghề y học cổ truyền.
2. Người hành nghề thuộc một trong các chức danh chuyên môn sau đây được thực hiện kết hợp phương pháp, kỹ thuật chuyên môn chữa bệnh y học cổ truyền với y học hiện đại:
a) Các chức danh chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Chức danh điều dưỡng với phạm vi hành nghề điều dưỡng;
c) Chức danh điều dưỡng với phạm vi hành nghề điều dưỡng chuyên khoa;
d) Chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề phục hồi chức năng;
đ) Chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề phục hồi chức năng chuyên khoa.
3. Việc kê đơn thuốc của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều này: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 44/2018/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ Y tế quy định về kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và kê đơn kết hợp thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu với thuốc hóa dược (sau đây viết tắt là Thông tư số 44/2018/TT-BYT).
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì các chức danh sau đây được chỉ định, thực hiện kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại:
(1) Chức danh được chỉ định, thực hiện kết hợp phương pháp, kỹ thuật chuyên môn y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh:
- Chức danh Bác sỹ với phạm vi hành nghề y khoa;
- Chức danh Bác sỹ với phạm vi hành nghề y học cổ truyền;
- Chức danh Bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa;
- Chức danh Y sỹ với phạm vi hành nghề đa khoa;
- Chức danh Y sỹ với phạm vi hành nghề y học cổ truyền.
(2) Chức danh được thực hiện kết hợp phương pháp, kỹ thuật chuyên môn chữa bệnh y học cổ truyền với y học hiện đại:
+ Các chức danh chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều 29 Thông tư 02/2024/TT-BYT;
+ Chức danh điều dưỡng với phạm vi hành nghề điều dưỡng;
+ Chức danh điều dưỡng với phạm vi hành nghề điều dưỡng chuyên khoa;
+ Chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề phục hồi chức năng;
+ Chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề phục hồi chức năng chuyên khoa.
Chức danh nào có thể chỉ định, thực hiện kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại theo quy định mới nhất? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu hiện nay là gì?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 44/2018/TT-BYT có cụm từ bị thay thế bởi Khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định nguyên tắc kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu như sau:
- Người hành nghề chỉ được kê đơn thuốc sau khi có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh.
- Kê đơn thuốc phải phù hợp với chẩn đoán bệnh và tình trạng bệnh.
- Được kê đơn phối hợp thuốc thang và thuốc thành phẩm trên một người bệnh mà giữa các thuốc này có sự trùng lặp một số vị thuốc trong thành phần, công thức.
- Trường hợp có sửa chữa nội dung đơn thuốc thì người kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh nội dung sửa.
- Trường hợp đơn thuốc có chứa dược liệu độc thuộc Danh mục dược liệu độc làm thuốc ban hành kèm theo Thông tư 42/2017/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế thì phải ghi rõ số lượng bằng số và bằng chữ, trường hợp số lượng dưới 10 (mười) thì phải ghi số 0 (không) ở phía trước.
- Không được ghi vào đơn thuốc thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ thiết bị y tế.
Việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại các bệnh viện y học cổ truyền bao gồm các nội dung gì?
Căn cứ tại Điều 30 Thông tư 02/2024/TT-BYT quy định về việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại các bệnh viện y học cổ truyền bao gồm các nội dung sau:
- Khám bệnh, chữa bệnh đa khoa nếu đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 41 Nghị định 96/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
- Căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bệnh viện xây dựng danh mục thuốc phục vụ cấp cứu, phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh tại đơn vị.
- Sử dụng thuốc, thiết bị y tế, phương pháp, chuyên môn kỹ thuật của y học hiện đại kết hợp thuốc, thiết bị y tế, phương pháp, chuyên môn kỹ thuật của y học cổ truyền để khám bệnh, chữa bệnh và theo dõi, đánh giá kết quả điều trị phù hợp với phạm vi hành nghề được ghi trong giấy phép hành nghề, giấy phép hoạt động và các văn bản cho phép thực hiện của cấp có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?