Chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng IV là gì? Mức lương của viên chức là diễn viên hạng IV là bao nhiêu?
- Chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng IV là gì?
- Tiêu chuẩn trở thành viên chức giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng IV là gì?
- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng IV muốn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng III phải đảm bảo điều kiện gì?
- Mức lương của viên chức là diễn viên hạng IV là bao nhiêu?
Chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng IV là gì?
Chức danh nghề nghiệp diễn viên là chức danh dành cho những diễn viên hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Diễn viên hạng IV là một trong những chức danh thuộc nhóm chức danh diễn viên, cụ thể căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL quy định nhóm chức danh diễn viên, bao gồm:
- Diễn viên hạng I - Mã số: V.10.04.12
- Diễn viên hạng II - Mã số: V.10.04.13
- Diễn viên hạng III - Mã số: V.10.04.14
- Diễn viên hạng IV - Mã số: V.10.04.15
Theo đó, hiện nay diễn viên hạng IV được quy định có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ như sau, căn cứ khoản 1 Điều 11 Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL:
- Đảm nhiệm vai diễn được phân công;
- Tìm hiểu nội dung kịch bản, nghiên cứu nhân vật được phân công, dưới sự chỉ dẫn của đạo diễn, biên đạo, huấn luyện múa, chỉ huy âm nhạc thể hiện ngôn ngữ nghệ thuật;
- Thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ trong luyện tập, sơ duyệt, tổng duyệt và biểu diễn;
- Thâm nhập thực tế cuộc sống để nâng cao kiến thức, thể hiện chân thực vai diễn, tiết mục.
Chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng IV là gì? Mức lương của viên chức là diễn viên hạng IV là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn trở thành viên chức giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng IV là gì?
Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 11 Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL quy định về tiêu chuẩn đối với chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng IV như sau:
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
+ Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh theo yêu cầu vị trí việc làm.
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức diễn viên.
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
+ Nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;
+ Có năng khiếu về lĩnh vực chuyên ngành;
+ Có kiến thức về nghiệp vụ chuyên ngành, đặc trưng cơ bản của các môn nghệ thuật;
+ Có khả năng phối hợp với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn.
Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng IV muốn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng III phải đảm bảo điều kiện gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 10 Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL có quy định như sau:
Diễn viên hạng III - Mã số: V.10.03.10
...
4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng III:
Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng IV hoặc tương đương từ đủ 02 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ cao đẳng hoặc từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ trung cấp. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh diễn viên hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Theo đó, viên chức giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng IV muốn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng III phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng IV hoặc tương đương từ đủ 02 năm trở lên đối với trình độ cao đẳng. Hoặc từ đủ 03 năm trở lên đối với trình độ trung cấp.
Mức lương của viên chức là diễn viên hạng IV là bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL có nội dung như sau:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng 3 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
...
b) Đối với chức danh diễn viên:
- Chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng I được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
- Chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng II được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2) từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38;
- Chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng III được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
- Chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng IV được áp dụng ngạch lương của viên chức loại B từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Như vậy, chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng IV được áp dụng hệ số lương 1,86 đến 4,06. Đồng thời, căn cứ vào Điều 2 Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
...
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
Như vậy, tính dựa vào mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng. Thì viên chức giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng IV có mức lương dao động từ 3.348.000 đến 7.308.000 đồng/tháng.
Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL có hiệu lực kể từ ngày 15/12/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?