Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu có giá trị sử dụng trong bao lâu? Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu được sử dụng để làm gì?
Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu là gì? Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu có giá trị sử dụng trong bao lâu?
Hiện nay, chưa có định nghĩa chính thức về "chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu", tuy nhiên có thể hiểu chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu là chứng chỉ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp, được áp dụng đối với một số cá nhân để tham gia vào các công việc trong hoạt động đấu thầu.
Theo đó, tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu bao gồm các loại sau:
- Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu dịch vụ tư vấn;
- Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn;
- Cá nhân đạt kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu dịch vụ tư vấn, xây lắp, mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu trong các lĩnh vực: dịch vụ tư vấn, xây lắp, mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn.
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 111 Nghị định 63/2014/NĐ-CP như sau:
Điều kiện cấp chứng chỉ đào tạo về đấu thầu và chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu
...
3. Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp, có hiệu lực trong vòng 05 năm, kể từ ngày cấp. Cá nhân đã được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề.
Như vậy, theo quy định thì chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu có giá trị sử dụng trong vòng 05 năm kể từ ngày được cấp. Khi hết thời hạn sử dụng ghi trong chứng chỉ hành nghề, cá nhân phải làm thủ tục cấp lại hoặc phải thi sát hạch nếu không đủ điều kiện cấp lại.
Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu có giá trị sử dụng trong bao lâu? Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu được sử dụng để làm gì?
Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu được sử dụng để làm gì?
Căn cứ nội dung được quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT như sau:
Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu
...
4. Sử dụng chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu:
a) Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu dịch vụ tư vấn được tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn;
b) Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu xây lắp, hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn được tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ phi tư vấn, gói thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp (PC);
c) Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu dịch vụ tư vấn, xây lắp, mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn được tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu tất cả các gói thầu.
Như vậy, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu dịch vụ tư vấn được tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn;
- Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu xây lắp, hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn được tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ phi tư vấn, gói thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp (PC);
- Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu dịch vụ tư vấn, xây lắp, mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn được tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu tất cả các gói thầu.
Điều kiện để cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 111 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, Điều 12 Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT, điều kiện để cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu bao gồm:
(1) Có chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản;
(2) Tốt nghiệp đại học trở lên;
(3) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
(4) Đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Đã tham gia thường xuyên, liên tục vào một trong các công việc liên quan đến hoạt động đấu thầu trong vòng 04 năm trở lại đây (tính đến thời điểm đăng ký thi sát hạch), bao gồm:
+ Tham gia giảng dạy về đấu thầu;
+ Tham gia xây dựng văn bản pháp luật về đấu thầu;
+ Tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu, quản lý thực hiện hợp đồng các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu;
- Đã tham gia vào một trong các công việc liên quan đến hoạt động đấu thầu quy định tại điểm a Khoản này trong vòng 05 năm trở lại đây (tính đến thời điểm đăng ký thi sát hạch) nhưng không thường xuyên, liên tục;
- Đã tham gia lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu tối thiểu 05 gói thầu quy mô lớn hoặc 10 gói thầu quy mô nhỏ.
Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn phức tạp được tính tương đương gói thầu quy mô lớn; gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn đơn giản được tính tương đương gói thầu quy mô nhỏ.
(5) Đạt kỳ thi sát hạch do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?