Chứng chỉ hành nghề xây dựng được cấp cho đối tượng nào? Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất ra sao?
Chứng chỉ hành nghề xây dựng được cấp cho đối tượng nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 148 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 53 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, chứng chỉ hành nghề xây dựng được cơ quan có thẩm quyền cấp cho những đối tượng sau đây:
- Giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Chủ nhiệm, chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng;
- Chủ nhiệm khảo sát xây dựng;
- Chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;
- Tư vấn giám sát thi công xây dựng;
- Chủ trì lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Chứng chỉ hành nghề xây dựng được cấp cho đối tượng nào? Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất ra sao?
Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất là gì?
Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:
- Căn cứ tại khoản 2 Điều 149 Luật Xây dựng 2014, quy định về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau:
+ Có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
+ Có thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
+ Đã qua sát hạch kiểm tra kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề.
Điều kiện chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:
- Căn cứ tại Điều 67 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về Điều kiện chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau:
+ Khảo sát xây dựng:
++ Khảo sát địa hình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, trắc địa, bản đồ, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan;
++ Khảo sát địa chất công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, địa chất thủy văn, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan.
+ Thiết kế quy hoạch xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông.
+ Thiết kế xây dựng:
++ Thiết kế kết cấu công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến kết cấu công trình (không bao gồm các công trình khai thác mỏ, giao thông, công trình thủy lợi, đê điều);
++ Thiết kế cơ - điện công trình (không bao gồm công trình đường dây và trạm biến áp): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt;
++ Thiết kế cấp - thoát nước công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp - thoát nước.
++ Thiết kế xây dựng công trình khai thác mỏ: chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình ngầm và mỏ;
++ Thiết kế xây dựng công trình giao thông (gồm: đường bộ; cầu - hầm; đường sắt; đường thủy nội địa, hàng hải): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình giao thông;
++ Thiết kế xây dựng công trình cấp nước - thoát nước; xử lý chất thải rắn: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp nước, thoát nước, kỹ thuật môi trường đô thị và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng;
++ Thiết kế xây dựng công trình thủy lợi, đê điều: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình thủy lợi, đê điều và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng.
+ Giám sát thi công xây dựng:
++ Giám sát công tác xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình;
++ Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt, cấp - thoát nước, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.
+ Định giá xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kinh tế xây dựng, kỹ thuật xây dựng và các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan.
+ Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kiến trúc, kinh tế xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình.
Các hoạt động xây dựng nào không yêu cầu chứng chỉ hành nghề?
Căn cứ tại khoản 3, khoản 4 Điều 62 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, quy định về các hoạt động không yêu cầu chứng chỉ hành nghề như sau:
Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
...
3. Cá nhân không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Nghị định này khi thực hiện các hoạt động xây dựng sau:
a) Thiết kế, giám sát hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;
b) Thiết kế, giám sát công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình;
c) Các hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông.
4. Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và không được hành nghề độc lập, không được đảm nhận chức danh theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì các hoạt động không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định gồm có:
- Thiết kế, giám sát hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;
- Thiết kế, giám sát công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình;
- Các hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông.
Ngoài ra cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và không được hành nghề độc lập, không được đảm nhận chức danh theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?