Chứng từ nguồn gốc xe quân sự từ ngày 1/1/2025 theo Thông tư 69 được quy định gồm những gì?
Chứng từ nguồn gốc xe quân sự từ ngày 1/1/2025 theo Thông tư 69 được quy định gồm những gì?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 69/2024/TT-BQP quy định về chứng từ nguồn gốc xe quân sự gồm:
(1) Đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước: Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng.
(2) Đối với xe nhập khẩu
- Mua trong nước, mua qua hợp đồng ủy thác:
Đối với xe cơ giới gồm: Dữ liệu điện tử về nguồn gốc xe được cơ quan đăng ký tiếp nhận từ cổng dịch vụ công hoặc tờ khai nguồn gốc xe nhập khẩu (đối với xe nhập khẩu trước ngày 01 tháng 7 năm 2021); Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (bản gốc hoặc bản điện tử được in ra từ hệ thống một cửa Quốc gia có đóng dấu xác nhận của đơn vị, doanh nghiệp nhập khẩu) hoặc Giấy xác nhận đối với xe cơ giới nhập khẩu phục vụ nhiệm vụ quốc phòng.
Đối với xe máy chuyên dùng gồm: Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc Giấy xác nhận xe máy chuyên dùng nhập khẩu phục vụ nhiệm vụ quốc phòng.
- Đối với xe được miễn mọi thủ tục Hải quan, bao gồm:
Văn bản của Bộ Quốc phòng về giải quyết thủ tục hải quan đặc biệt nhập khẩu hàng hóa chuyên dùng quân sự;
Văn bản của cơ quan Hải quan xác nhận hàng hóa nhập khẩu (nêu rõ hàng hóa đã qua khu vực giám sát);
Văn bản của doanh nghiệp được ủy thác nhập khẩu xác nhận số khung, số máy của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng nhập khẩu.
(3) Đối với xe nhập khẩu thuộc diện cho, tặng; viện trợ; nhập khẩu phi mậu dịch, nhập khẩu là tài sản di chuyển (nhập khẩu trực tiếp), bao gồm:
- Tờ khai hải quan theo quy định của Bộ Tài chính;
- Giấy phép nhập khẩu đối với xe cho tặng;
- Giấy xác nhận viện trợ của Bộ Tài chính đối với xe viện trợ;
- Biên lai thu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe nhập khẩu phi mậu dịch, xe nhập khẩu là tài sản di chuyển.
(4) Xe đã đăng ký tại Cơ quan Công an, Sở giao thông vận tải: Chứng từ nguồn gốc xe thực hiện theo quy định trình tự, thủ tục cấp, thu hồi Chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng của Bộ Công an và quy định về đăng ký xe máy chuyên dùng của Bộ Giao thông vận tải.
(5) Trường hợp mất chứng từ nguồn gốc xe quân sự; cơ quan, đơn vị có văn bản giải trình kèm theo bản sao chứng từ nguồn gốc xe cơ giới, xe máy chuyên dùng của cơ quan đã cấp chứng từ đó.
Chứng từ nguồn gốc xe quân sự từ ngày 1/1/2025 theo Thông tư 69 được quy định gồm những gì? (Hình ảnh Internet)
Điều kiện xe quân sự tham gia giao thông gồm những gì?
Căn cứ Điều 27 Thông tư 69/2024/TT-BQP quy định về điều kiện xe quân sự tham gia giao thông gồm:
(1) Đối với xe cơ giới:
- Biển số xe;
- Chứng nhận đăng ký;
- Tem kiểm định còn hiệu lực;
- Hệ thống số phụ;
- Giấy công tác xe;
- Đối với xe vận chuyển hàng hóa phải có chứng từ hàng hóa. Trường hợp đặc biệt thực hiện theo quy định của pháp luật.
(2) Đối với xe máy chuyên dùng: Thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, khoản 1 Điều 27 Thông tư 69/2024/TT-BQP.
(3) Khi thực hiện nhiệm vụ đào tạo thực hành lái xe, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều 27 Thông tư 69/2024/TT-BQP:
- Giấy phép xe tập lái;
- Biển xe tập lái.
(4) Trường hợp chạy kiểm tra, thử nghiệm:
- Lệnh sửa chữa hoặc kế hoạch chạy kiểm tra, thử nghiệm được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Biển báo “Xe chạy thử” có nền đỏ, chữ trắng (kích thước 297 mm x 210 mm) treo phía trước và phía sau xe.
(5) Xe cơ giới phục vụ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước:
- Biển số xe;
- Chứng nhận đăng ký theo quy định tại Mẫu số 04a, Mẫu số 04b Phụ lục I kèm theo Thông tư 69/2024/TT-BQP;
- Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.
(6) Xe mang biển số dân sự của doanh nghiệp Quân đội thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Quy định về quản lý xe quân sự như thế nào?
Căn cứ Điều 25 Thông tư 69/2024/TT-BQP quy định về quản lý xe quân sự như sau:
- Cục Xe máy - Vận tải/Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật là cơ quan tham mưu, giúp Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, chỉ đạo thực hiện quản lý số lượng, chất lượng, chủng loại, sự đồng bộ của xe quân sự, xe mang biển số dân sự của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ quốc phòng.
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng:
+ Quản lý số lượng, chất lượng, chủng loại xe quân sự, xe mang biển số dân sự trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mình quản lý;
+ Điều động, phân nhóm và xác định trạng thái sử dụng và sự đồng bộ xe quân sự trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền.
- Cơ quan xe - máy hoặc cơ quan xe máy - vận tải các đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm duy trì hệ số kỹ thuật, nâng cao chất lượng quản lý xe quân sự theo quyết định của người chỉ huy và hướng dẫn của cơ quan xe - máy cấp trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Công trình xây dựng là gì? Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn là hành vi vi phạm pháp luật trong xây dựng?
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?