Chương trình 75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức vào năm nào?

Tôi muốn hỏi chương trình 75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức vào năm nào? - câu hỏi của chị N.M (Long An).

Chương trình 75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức vào năm nào?

Ngày 10/3, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chính thức khởi động 40 ngày cao điểm của Chương trình 75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển” trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Chương trình được thực hiện từ ngày 10/3 đến ngày 20/4/2021.

Từ ngày 22/4, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bắt đầu tổ chức xét chọn và biểu dương các sáng kiến tiêu biểu, xuất sắc.

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho biết, Chương trình “75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển", là một trong những chương trình trong Kế hoạch số 88/KH-TLĐ ngày 3/2/2021 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2021.

Theo đó, đối với các công đoàn cơ sở, căn cứ hướng dẫn của công đoàn cấp trên, chủ động phối hợp với thủ trưởng cơ quan, đơn vị và người sử dụng lao động xây dựng, ký kết Kế hoạch thực hiện Chương trình với mục tiêu cụ thể, có cơ chế khuyến khích, động viên, khen thưởng đoàn viên, CNVCLĐ tham gia; tăng cường thông tin, tuyên truyền và vận động đoàn viên, CNVCLĐ tham gia hưởng ứng Chương trình, lồng ghép trong các nội dung tuyên truyền hoạt động Tháng Công nhân.

Các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn hướng dẫn các cấp công đoàn trực thuộc thực hiện Chương trình; tổ chức các hình thức biểu dương các sáng kiến của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động tại các công đoàn cơ sở và lựa chọn những sáng kiến tiêu biểu giới thiệu về Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cũng khuyến khích đơn vị tổ chức biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các cá nhân có thành tích trong Chương trình “75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển", lồng ghép với các hoạt động Tháng Công nhân.

Như vậy, Chương trình 75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức vào năm 2021

Chương trình 75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức vào năm nào?

Chương trình 75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức vào năm nào? (Hình từ Internet)

Tên gọi của Công đoàn Việt Nam qua các thời kỳ như thế nào?

Căn cứ Hướng dẫn 117-HD/BTGTW năm 2023 về tuyên truyền Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028 có nêu rõ như sau:

2. Tên gọi của công đoàn Việt Nam qua các thời kỳ
- Công hội Đỏ (1929 - 1935), đã tích cực tuyên truyền, vận động, tổ chức, lãnh đạo công nhân đấu tranh chống áp bức bóc lột, đấu tranh cách mạng để giành độc lập cho dân tộc. Các cuộc đấu tranh đã thu hút đông đảo công nhân của nhiều ngành ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Biên Hoà, Hà Tiên, Pleiku, Sài Gòn, Gia Định, Quảng Nam... tham gia và giành được những thắng lợi nhất định.
- Nghiệp đoàn Ái hữu (1936 - 1939), mục tiêu của Nghiệp đoàn Ái hữu là đòi tự do nghiệp đoàn, đòi thực hiện dân sinh dân chủ, nhằm tập hợp quần chúng rộng rãi... từ năm 1936 - 1939, có hàng vạn cuộc đấu tranh của công nhân buộc thực dân Pháp phải chấp nhận một số yêu cầu: tăng lương, giảm giờ làm, tự do hoạt động nghiệp đoàn, tự do hội họp, chống chủ sa thải và đánh đập công nhân.
- Hội Công nhân phản đế (1939 -1941), với nhiệm vụ là đấu tranh bảo vệ lợi ích hàng ngày của công nhân, làm cách mạng lật đổ chính quyền thực dân và phong kiến, giải phóng giai cấp và dân tộc, lãnh đạo các cuộc bãi công.
- Hội Công nhân cứu quốc (1941 - 1946), dưới sự lãnh đạo của Đảng, với hình thức tổ chức thích hợp, mục tiêu đấu tranh rõ ràng, phong trào công nhân cứu quốc phát triển mạnh mẽ ở Bắc kỳ, Trung kỳ, nhất là ở các địa phương Hà Nội, Hải Phòng, Hòn Gai... Tháng 8/1945, giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã cùng với nhân dân cả nước đánh đổ phát xít Nhật và chính quyền phong kiến, giành độc lập dân tộc, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1946 - 1961), trước yêu cầu và nhiệm vụ mới của cách mạng, ngày 20/6/1946, Hội nghị Cán bộ công đoàn cứu quốc toàn quốc đã quyết định đổi tên “Hội công nhân cứu quốc” thành “Công đoàn” và thành lập “Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”, công đoàn các cấp đã động viên công nhân tham gia chiến đấu, vận động công nhân xây dựng cơ sở sản xuất, phục vụ kháng chiến lâu dài, xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
- Tổng Công đoàn Việt Nam (1961 - 1988), từ ngày 23 - 27/2/1961 Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ II được tổ chức tại Hà Nội. Đại hội đã quyết định đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam.
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1988 đến nay), Đại hội VI Công đoàn Việt Nam (họp từ ngày 17 - 20/10/1988) đã quyết định đổi tên Tổng Công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Theo đó, công đoàn Việt Nam đã trãi quá các lần đổi tên như sau:

- Công hội Đỏ

- Nghiệp đoàn Ái hữu

- Hội Công nhân phản đế

- Hội Công nhân cứu quốc

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

- Tổng Công đoàn Việt Nam

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Thời gian diễn ra Đại hội Công đoàn Việt Nam 2023 là khi nào?

Căn cứ Hướng dẫn 117-HD/BTGTW năm 2023, nội dung tại Hội nghị ngày 16/11/2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương.

Đại hội Công đoàn Việt Nam 2023 được tổ chức từ ngày 01 - 03/12/2023 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Thủ đô Hà Nội.

Theo đó, Đại hội sẽ có một số nội dung chính sau:

- Thảo luận, thông qua báo cáo của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII, nhiệm kỳ 2018 - 2023, trình Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam;

- Quyết định các chỉ tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp trong nhiệm kỳ 2023 - 2028;

- Thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (sửa đổi, bổ sung);

- Bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII;

- Tổng hợp kiến nghị của đoàn viên công đoàn, người lao động cả nước với Đảng, với Nhà nước về những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động.

- Đại hội biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội, bế mạc Đại hội.

Đại hội Công đoàn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kịch bản hội nghị công đoàn cơ sở năm 2024 2025? Kịch bản chương trình hội nghị Công đoàn cơ sở trường học 2024 2025?
Pháp luật
Mẫu Phiếu bầu cử ủy viên ban chấp hành và chủ tịch công đoàn cơ sở mới nhất? Tiêu chuẩn đối với người được giới thiệu bầu cử?
Pháp luật
Tổng hợp mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử sử dụng trong hoạt động công đoàn? Nguyên tắc, hình thức bỏ phiếu bầu cử?
Pháp luật
Tổng hợp Mẫu phiếu bầu cử sử dụng trong hoạt động công đoàn? Đại hội công đoàn các cấp được tổ chức bao nhiêu năm 1 lần?
Pháp luật
Đại hội XII Công đoàn Thành phố diễn ra trong bối cảnh như thế nào? Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam được triển khai trong bối cảnh nào?
Pháp luật
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ mấy đã nhất trí lấy ngày 28/7/1929 ngày thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc kỳ làm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam?
Pháp luật
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã quyết nghị những nội dung nào? Có bao nhiêu nội dung được quyết nghị tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam?
Pháp luật
Điều lệ công đoàn Việt Nam khóa 13 có bao nhiêu chương bao nhiêu điều Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam thông qua?
Pháp luật
Nhiệm kỳ 2023-2028, chỉ tiêu phấn đấu hàng năm có ít nhất bao nhiêu % công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ theo Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam quyết nghị?
Pháp luật
Đâu là mục tiêu tổng quát nhiệm kỳ 2023-2028 được Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII thông qua?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đại hội Công đoàn
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
5,987 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đại hội Công đoàn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đại hội Công đoàn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào