Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích: 800.000 hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách xã hội được hỗ trợ thiết bị đầu cuối vào năm 2025?
- 800.000 hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách xã hội được hỗ trợ thiết bị đầu cuối vào năm 2025?
- Những giải pháp thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 là gì?
- Kinh phí để thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 bao gồm những nguồn nào?
800.000 hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách xã hội được hỗ trợ thiết bị đầu cuối vào năm 2025?
Căn cứ nội dung tại Mục I Điều 1 Quyết định 2269/QĐ-TTg năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã xác định mục tiêu chung của Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 như sau:
Cung cấp dịch vụ viễn thông bắt buộc cho xã hội và dịch vụ viễn thông phổ cập ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Chính phủ về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025, gia đình chính sách xã hội và các đối tượng chính sách đặc biệt khác; góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia và đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Còn đối với mục tiêu cụ thể, Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 hướng đến việc:
- Cung cấp dịch vụ viễn thông bắt buộc cho 100% đối tượng sử dụng;
- Bảo đảm 100% nhà giàn, xã đảo, huyện đảo được cung cấp dịch vụ viễn thông phổ cập;
- Đạt 100% thôn, bản, làng, ấp, phum, sóc, buôn, bon, đảo có hộ dân sinh sống (gọi chung là thôn) đã có điện thuộc vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các khu vực mà doanh nghiệp không có khả năng kinh doanh hiệu quả theo cơ chế thị trường được cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất;
- Đạt 95% thôn đã có điện thuộc các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo và các khu vực doanh nghiệp không có khả năng kinh doanh hiệu quả theo cơ chế thị trường được cung cấp dịch vụ truy cập Internet băng rộng cố định;
- Hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách xã hội và các đối tượng chính sách đặc biệt khác; ngư dân đánh bắt hải sản trên biển;
- Hỗ trợ cho 800.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách xã hội và các đối tượng chính sách đặc biệt khác trang bị thiết bị đầu cuối phục vụ học tập, thông tin liên lạc;
- 100% xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo được hỗ trợ cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng rộng công cộng;
- Hỗ trợ các đối tượng sử dụng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng tại các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo và các khu vực khác theo nhiệm vụ của Chương trình.
Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích: 800.000 hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách xã hội được hỗ trợ thiết bị đầu cuối vào năm 2025? (Hình từ Internet)
Những giải pháp thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 là gì?
Căn cứ Mục III Điều 1 Quyết định 2269/QĐ-TTg năm 2021, giải pháp thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 là:
- Dịch vụ viễn thông công ích được cung cấp theo danh mục, chất lượng, giá cước, đối tượng, phạm vi cho cả giai đoạn hoặc hằng năm phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.
- Các doanh nghiệp viễn thông đóng góp tài chính cho Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam để thực hiện Chương trình được hạch toán vào chi phí kinh doanh khoản đóng góp này.
- Hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích;
- Hỗ trợ các đối tượng sử dụng dịch vụ viễn thông công ích như sau:
+ Hỗ trợ chi phí sử dụng dịch vụ viễn thông công ích theo mức do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định;
+ Hỗ trợ trang bị thiết bị đầu cuối: Thực hiện theo mức hỗ trợ hoặc thông qua đấu thầu lựa chọn nhà cung cấp thiết bị theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
+ Đối tượng sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập, điểm cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng rộng công cộng chỉ được hỗ trợ thông qua một doanh nghiệp viễn thông;
+ Việc hỗ trợ thiết bị đầu cuối, hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách xã hội và các đối tượng chính sách đặc biệt khác được thực hiện với thứ tự ưu tiên theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Phương thức cung cấp dịch vụ viễn thông công ích
+ Đặt hàng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đối với các nhiệm vụ đã được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành mức hỗ trợ;
+ Đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích tại các khu vực khó khăn được phổ cập dịch vụ viễn thông và thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc Chương trình mà Nhà nước không ban hành mức hỗ trợ;
+ Giao kế hoạch cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích trong trường hợp không lựa chọn được doanh nghiệp cung cấp dịch vụ;
- Giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ thông tin, tuyên truyền về thực hiện chương trình; hướng dẫn sử dụng dịch vụ viễn thông công ích.
- Giao nhiệm vụ cho cơ quan có chức năng quản lý chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình.
- Chương trình được thực hiện với sự tham gia, phối hợp quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan ở Trung ương và các địa phương; sự giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện công khai, minh bạch chính sách của Nhà nước cho các đối tượng thụ hưởng và xã hội tham gia, giám sát thực hiện.
Kinh phí để thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 bao gồm những nguồn nào?
Căn cứ Mục IV Điều 1 Quyết định 2269/QĐ-TTg năm 2021, Kinh phí để thực hiện Chương trình bao gồm:
+ Nguồn thu của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam là 12.500 tỷ đồng (bao gồm nguồn kinh phí còn dư của Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn trước);
+ Và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Đồng thời, Thủ tướng cũng xác định việc các doanh nghiệp viễn thông (có hạ tầng mạng và không có hạ tầng mạng) có trách nhiệm thực hiện đóng góp cho Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam; cụ thể:
+ Tất cả dịch vụ viễn thông phát sinh doanh thu trong năm thuộc danh mục dịch vụ tính đóng góp;
+ Mức thu đóng góp là 1,5 % doanh thu dịch vụ viễn thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?