Chương trình “Hỏi-đáp chính sách” tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình sắp được phát sóng trên Đài Tiếng nói Việt Nam (VOVTV)?

Quyết định 1094/QÐ-BVHTTDL năm 2022 do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 11/5/2022. Theo đó quy định về việc tổ chức tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình trên Kênh Truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam (VOVTV).

Việc tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình có mục đích và yêu cầu gì?

Căn cứ Điều 9 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007, theo đó quy định như sau:

"Điều 9. Mục đích và yêu cầu của thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình, góp phần tiến tới xoá bỏ bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức về truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.
2. Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực;
b) Phù hợp với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo;
c) Không làm ảnh hưởng đến bình đẳng giới, danh dự, nhân phẩm, uy tín của nạn nhân bạo lực gia đình và các thành viên khác trong gia đình."

Chương trình “Hỏi-đáp chính sách” tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình sắp được phát sóng trên Đài Tiếng nói Việt Nam (VOVTV)?

Chương trình “Hỏi-đáp chính sách” tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình sắp được phát sóng trên Đài Tiếng nói Việt Nam (VOVTV)?

Nội dung và hình thức tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình là gì?

Căn cứ Điều 10 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007, theo đó:

"Điều 10. Nội dung thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình.
2. Truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.
3. Tác hại của bạo lực gia đình.
4. Biện pháp, mô hình, kinh nghiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Kiến thức về hôn nhân và gia đình; kỹ năng ứng xử, xây dựng gia đình văn hoá.
6. Các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình."

Bên cạnh đó, tại Điều 11 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 theo đó việc tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện dưới các hình thức sau:

"Điều 11. Hình thức thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Thực hiện trực tiếp.
2. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
4. Thông qua hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hoá quần chúng khác."

Mục đích và yêu cầu trong kế hoạch tổ chức tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình trên truyền hình?

Căn cứ Mục I Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1094/QĐ-BVHTTDL, theo đó quy định như sau:

- Mục đích

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình trên truyền hình nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Yêu cầu

+ Việc tuyên truyền phải bảo đảm chất lượng, đúng tiến độ, tiết kiệm theo kế hoạch đề ra.

+ Nội dung tuyên truyền phải khoa học, thiết thực, bám sát tình hình thực tế.

+ Đảm bảo phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện.

Việc tổ chức tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình trên Kênh Truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam (VOVTV) được quy định như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 3 Mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1094/QĐ-BVHTTDL, theo đó quy định như sau:

(1) Tuyên truyền về các biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý người có hành vi bạo lực gia đình

- Nội dung:

+ Xây dựng nội dung tọa đàm về xử lý người có hành vi bạo lực gia đình. Nội dung đánh giá những bất cập trong chính sách pháp luật về xử lý người có hành vi bạo lực gia đình quy định tại Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 từ đó đề xuất những chính sách mới trong Luật phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) nhằm nâng cao hiệu quả xử lý người có hành vi bạo lực gia đình.

+ Xây dựng phóng sự đồng hành minh họa, làm rõ chủ đề tọa đàm.

- Số lượng và thể loại

+ Số lượng: 01 chương trình.

+ Thể loại: Tọa đàm.

+ Thời lượng: khoảng 20 phút.

- Chương trình phát sóng và số lần phát

+ Phát sóng trong Chương trình “Vấn đề và bình luận”.

+ Số lần phát sóng: phát sóng 3 lần (01 lần phát đi, 02 lần phát lại).

(2) Xây dựng chương trình “Hỏi-đáp chính sách” tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình

- Nội dung

+ Xây dựng nội dung chương trình thảo luận để hỏi - đáp về các chính sách trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thảo luận về những giải pháp đưa chính sách, pháp luật vào cuộc sống một cách hiệu quả.

+ Nội dung chương trình hướng đến vận động chính sách cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) nhằm bảo đảm các chính sách của Nhà nước khi được ban hành phù hợp với thực tiễn và đi vào cuộc sống.

- Số lượng và thể loại

+ Số lượng: 01 chương trình.

+ Thể loại: Đối thoại.

+ Thời lượng: khoảng 30 phút/chương trình.

- Chương trình phát sóng và số lần phát

+ Phát sóng trong Chương trình “Hỏi-đáp chính sách”.

+ Số lần phát sóng: phát sóng 2 lần (01 lần phát đi, 01 lần phát lại).

Bạo lực gia đình Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bạo lực gia đình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hành vi bạo lực gia đình thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Pháp luật
Người có hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Pháp luật
Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
Pháp luật
Người bị bạo lực gia đình có thuộc diện được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng không?
Pháp luật
Xử lý hành vi xâm hại sức khỏe, bạo hành gia đình như thế nào? Người vợ bị chồng xâm hại sức khỏe, bạo hành thường xuyên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại ra sao?
Pháp luật
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình? Hành vi bạo lực gia đình gồm những hành vi nào?
Pháp luật
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình có quyền nào?
Pháp luật
Cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm nào theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022?
Pháp luật
Chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy thì vợ có được yêu cầu chia tài sản nhiều hơn khi ly hôn không?
Pháp luật
Nạn nhân bạo lực gia đình có trách nhiệm gì theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022?
Pháp luật
Đã ly hôn nhưng không chăm sóc người đang mang thai con của mình thì có xem là vi phạm pháp luật không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bạo lực gia đình
1,353 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bạo lực gia đình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bạo lực gia đình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào